ClockThứ Ba, 11/12/2018 09:45

Mỗi ngày tôi tạo ra 10 USD

TTH - Theo định nghĩa, năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường tính trong một năm. Phương pháp tính là: lấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) chia cho tổng số người làm việc bình quân.

Năng suất lao động yếu: Mối đe dọa cho tiềm năng của ASEANNâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệpĐừng chỉ trách người lao động

Theo một con số được công bố mới đây, năng suất lao động xã hội ở Thừa Thiên Huế đạt khá thấp, mỗi năm một người lao động tạo ra giá trị khoảng 73 triệu đồng. Nếu như trừ ra ngày chủ nhật không làm việc thì mỗi người lao động tạo ra giá trị vào khoảng hơn 235.000đ (khoảng hơn 10USD, 1 giờ lao động trong ngày tạo ra khoảng hơn 1 USD). Con số này được cho là thấp, chỉ bằng 79% so với bình quân cả nước.

Cứ giả sử như, năng suất mà mỗi lao động tạo ra trùng với số người trong độ tuổi lao động (ở Thừa Thiên Huế tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm 55% dân số - thống kê năm 2017 – Cục Thống kê) thì đời sống trên mặt bằng chung trong tổng thể người dân của Thừa Thiên Huế khoảng hơn 1 triệu dân, chúng ta sẽ thấy ngay mức sống trung bình của người dân vẫn còn rất thấp.

Vấn đề là vì sao, một tỉnh được xác định thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Trung Trung bộ nhưng lại có năng suất lao động xã hội thấp như vậy? Theo tôi có mấy sự tác động như sau: Năng suất lao động cao được tạo ra bởi người lao động có tay nghề, có kỹ năng cao. Ở đây, rõ ràng người lao động của chúng ta còn nhiều hạn chế về điều này. Mặc dù theo con số thống kê cho biết, tỷ lệ lao động được qua đào tạo là 60%, cao hơn bình quân cả nước, nhưng dường như có một nghịch lý là năng suất lao động lại thấp hơn so với bình quân cả nước gần 20%. Có phải công tác đào tạo chưa gắn với thực tiễn? Thiên về đào tạo lý thuyết mà thiếu điều kiện thực hành?

Năng suất lao động xã hội của chúng ta thấp có lẽ là chưa gắn với những ngành có giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn còn chiếm rất cao. Con số thống kê của năm 2017 cho thấy, ở khu vực nông thôn có đến hơn 327.000 người trong độ tuổi lao động, hơn 50% so với khu vực thành thị (tất nhiên ở khu vực nông thôn cũng có lao động làm dịch vụ và công nghiệp nhưng tỷ lệ này không nhiều). Lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chừng 10% trong cơ cấu kinh tế nhưng đã thu hút một lực lượng lớn lao động như vậy thì làm sao mà năng suất lao động không thấp. Ở đây cũng cho ta thấy một vấn đề, hai ngành chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong GRDP là dịch vụ và công nghiệp cũng không tạo ra nhiều việc làm, không “kéo” được lao động ở khu vực nông thôn với một tỷ lệ đáng kể. Ngay trong ngành dịch vụ, thì năng suất lao động cũng thấp.

Tại Hội nghị Tỉnh ủy vào kỳ cuối năm 2018 đã đánh giá vấn đề này như sau: “Khu vực dịch vụ có tiềm năng lớn, nhưng chủ yếu vẫn tập trung khai thác một số dịch vụ thông thường, thiếu các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao… Các phân ngành dịch vụ quan trọng như y tế, giáo dục, tài chính, viễn thông, công nghệ thông tin chưa đủ mạnh. Ngay du lịch là lĩnh vực có thế mạnh nhất thì cũng chưa phát triển được các dịch vụ có chất lượng cao cấp, có khả năng tạo ra doanh thu lớn…”.

Thực trạng là như vậy nhưng để cải thiện năng suất lao động là một bài toán không hề dễ dàng. Lao động của chúng ta phần lớn là có trình độ, tay nghề, kỹ năng không cao. Tiếp đến là điều kiện để tăng năng suất lao động thì những tiền đề này chưa thấy tạo ra nền tảng mạnh mẽ, chủ yếu làm trong những ngành có giá trị gia tăng thấp. Ví dụ như phân ngành dịch vụ rất có tiềm năng như tài chính thì cũng chỉ chiếm tỷ trong 7% trong cơ cấu ngành dịch vụ. Một yếu tố nữa là công nghệ, thiết bị… cũng chậm đổi mới và còn nhiều hạn chế… Có lẽ, tất cả những điều này đã “ngáng chân lao động” của chúng ta chăng?

Lê Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Return to top