ClockThứ Sáu, 30/11/2018 12:15

Môi trường "bấp bênh" do đô thị hoá thiếu bền vững

TTH - Trong khoảng 20 năm qua, cùng với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hoá của nước ta tương đối nhanh.

Xả rác ra môi trường, ý thức người dânTăng cường kiểm tra, giám sát dự án Cải thiện môi trường nước

Bò ngủ rong ban đêm ở những tuyến đường quy hoạch, khu dân cư đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng mỹ quan đô thị

Có 5 tiêu chí cơ bản được đưa ra để đánh giá một đô thị phát triển bền vững, đó là: sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường; hoạt động của đô thị tiêu thụ tài nguyên và năng lượng hợp lý, thải ra chất thải ít nhất, các chất thải được tái chế, tái sử dụng tối đa; phát triển giao thông đô thị bền vững; hạ tầng kỹ thuật đô thị hoàn thiện và hiện đại; đô thị "xanh" cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trong khoảng 20 năm qua, cùng với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hoá của nước ta tương đối nhanh. Tỷ lệ dân đô thị trên tổng dân số năm 2000 đạt 24,7%, đến năm 2010 tăng lên hơn 32% và dự báo đến năm 2020 tăng lên hơn 45%. Đô thị hoá nhanh sẽ gây áp lực lên tài nguyên và môi trường ngày càng lớn, làm suy thoái môi trường.

Rõ nét nhất đối với đô thị Huế là vấn đề gia tăng rác thải, chất thải và giải pháp xử lý. Mười năm trước, lượng rác thải phát sinh chỉ khoảng 100-120 tấn mỗi ngày thì hiện nay tăng lên gấp 2,5-3 lần. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về hạ tầng, dịch vụ phải được đầu tư, nâng cấp tương xứng. Những bãi chôn lấp, khu xử lý rác ngày một mở rộng, nên hệ thống thu gom, xử lý rác, nước rỉ rác theo đó cũng phải đầu tư đảm bảo. Hạ tầng thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu vực đô thị cũng đang được đầu tư xây dựng.

Nhưng đó chỉ là những suất đầu tư nhỏ, chưa đáp ứng toàn diện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng với một đô thị phát triển bền vững như đô thị Huế đang hướng đến. Nhìn nhận thực tế, không riêng đô thị Huế mà nhiều đô thị khác, tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số đô thị và tốc độ gia tăng phương tiện giao thông. Ngay cả đến bây giờ, Thủy Xuân, Thủy Biều, Hương Long (TP. Huế), Thủy Châu, Thủy Phương (TX. Hương Thủy), Hương Vân, Hương Xuân (TX. Hương Trà)... đã lên phường hơn 7 năm, song hệ thống giao thông, đường sá dù đã được bê tông hoá nhưng vẫn còn chật hẹp. Trên những đường phố chính của TP. Huế, gia súc như trâu, bò vẫn mặc nhiên đi rong, phóng uế, làm mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, đô thị hoá chủ yếu vẫn là biến đổi nông thôn thành đô thị. Đô thị hoá đúng quy luật là do động lực phát triển kinh tế đô thị làm chuyển đổi kinh tế nông nghiệp của làng xã chuyển dần sang kinh tế phi nông nghiệp. Nhưng thực tế, khi quyết định đô thị hoá từ làng xã thành phường thường không dựa trên sự xem xét động lực phát triển kinh tế phi nông nghiệp của làng xã đã nảy sinh hay chưa và cũng chưa xem xét đầy đủ đến tác động môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, trong tổ chức không gian đô thị và trong thiết kế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị mới...

Cũng từ việc chuyển đổi nhiều đất cây xanh, đất nông nghiệp thành đất ở đô thị đã lấp nhiều ao hồ, mương thoát nước, gây hiện tượng ngập úng trong mùa mưa và đường thoát của nước thải sinh hoạt. 

Đô thị hóa và mở rộng đô thị có thể là xu hướng tất yếu khi xã hội ngày càng phát triển, mật độ dân số ngày càng tăng, nhưng chính điều này đã làm nhiều nhà máy, khu công nghiệp trước đây nằm ở ngoại ô thì nay lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc. Đơn cử như bao quanh tường rào của nhà máy sản xuất gạch ốp lát của Công ty CP Khoáng sản SH ở phường Phú Bài (TX. Hương Thủy) là nhà dân san sát. Dù nhà máy có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đến mấy cũng không tránh khỏi tác động đến sức khỏe cộng đồng.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải

Ngày 6/4, trên các trục đường giao thông của các xã, thị trấn, trên các bãi biển...ở Phú Vang, hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiến hành phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch - sáng.

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

Lần thứ 3 liên tiếp TP. Huế đạt giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN là cơ hội để du lịch Huế tiếp thị hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch. Với nhiều giải pháp mà tỉnh đặt ra, giữ vững thương hiệu thành phố du lịch sạch cũng đồng nghĩa với việc gắn tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững.

Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

TIN MỚI

Return to top