ClockThứ Bảy, 22/06/2019 13:15

Mong có hội sinh vật cảnh

TTH - Huế là nơi có truyền thống chơi cây cảnh rất sớm, thành công và thành danh, điển hình ngay trong Đại Nội đã có hai vườn cây rất nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn, đó là Thiệu Phương và Cơ Hạ, đủ để thấy văn hóa chơi cây ở vùng đất này đã từng rất phát triển và phong phú, đa dạng.

Cây cảnh dạo phốCổ thụ rời làng ra phốKỳ công thú chơi cây cảnh mi-ni

Các nghệ nhân 3 miền tập trung tại Huế để chia sẽ kỹ thuật tạo dáng cây bonsai

Ngày nay, vấn đề chơi cây lại càng cần thiết và cần được quan tâm phát huy. Những năm gần đây phong trào chơi cây tại Huế rất phát triển, các câu lạc bộ cây cảnh ra đời rộng khắp, từ thành phố Huế cho đến các huyện thị tạo nên một thị trường, một văn hóa chơi rất phong phú và đa dạng, như Câu lạc bộ (CLB) Bonsai Huế, CLB Bonsai Cố Đô, CLB Bonsai Huế Xanh, CLB Bonsai Quy Thuận ở Thuận An… Từ đây xuất hiện nhiều nghệ nhân có tên tuổi.

Có một điều làm cho các nghệ nhân ở Huế băn khoăn nhất là hiện nay tại Huế không thấy người đứng đầu về Hội Sinh vật cảnh của tỉnh, để đứng ra tập hợp nghệ nhân; không có nơi để lui tới sinh hoạt, phổ biến kiến thức, chia sẻ nghề nghiệp; chưa có cơ hội giao lưu với các hội sinh vật cảnh các tỉnh bạn... Hằng năm có rất nhiều đơn vị sinh vật cảnh các tỉnh, thành khác gửi thư mời đến Hội Sinh vật cảnh Huế để mời hội viên tham dự các cuộc triển lãm cây cảnh khắp cả nước và quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các nghệ nhân ở Huế thường không được biết đến các thông tin này, là một thiệt thòi rất lớn vì mất cơ hội giao lưu trao đổi học hỏi, trau dồi kiến thức nghề nghiệp vừa mất cơ hội quảng bá văn hóa Huế, trao đổi mua bán phát triển kinh tế…

Cách đây 5 năm, trong một lần dự khai mạc một cuộc triển lãm bonsai quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có dịp gặp bác Đỗ Phượng, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam. Bác nói “Tôi rất muốn vào lại thăm Huế các bạn một chuyến, mà lâu rồi cũng không thấy Huế đại hội Hội Sinh vật cảnh”. Câu nói của bác làm tôi ngớ người, sau đó về Huế tôi có ý tìm hiểu thì biết rằng hơn 20 năm qua Hội Sinh vật cảnh Huế chưa đại hội lại. Nghệ nhân rất cần biết Chủ tịch hội Sinh Vật Cảnh Huế là ai, hội có còn tồn tại hay không, văn phòng đặt ở đâu…?

Tất cả anh chị em nghệ nhân chơi cây, phong lan, đá cảnh, gỗ lũa, chim cảnh… rất cần một nơi để lui tới, để trao đổi học hỏi, những cuộc hội thảo, những cuộc trưng bày, những cơ hội sẻ chia... Riêng các nghệ nhân dưới 60 tuổi tại Huế hiện đa phần là chưa có ai được kết nạp vào Hội Sinh vật cảnh Việt Nam.

Với hơn một trăm nghệ nhân cây cảnh, Huế đang rất cần một sân chơi “danh chính ngôn thuận”, có đại hội, có ban chấp hành, có các cuộc hội thảo trao đổi kiến thức chuyên môn, có các cuộc triển lãm trưng bày hàng năm...

Bài, ảnh: TRẦN VĨNH THỊNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sinh động với bể cá cảnh thủy sinh

Con trai thích nuôi cá cảnh, nhưng nghĩ bụng làm một hồ cá cũng khá phức tạp, rồi tốn công chăm sóc nên tôi cũng ậm ừ cho qua chứ không chiều theo sở thích của con.

Sinh động với bể cá cảnh thủy sinh
Giới trẻ & thú chơi sen đá

Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ chọn cách tạm lánh những bộn bề lo toan bằng nhiều hình thức. Sống chậm lại, thư giãn bằng thú chơi sen đá được không ít bạn trẻ, cặp vợ chồng mới cưới lựa chọn.

Giới trẻ  thú chơi sen đá
Đam mê cá Koi – thú chơi lắm công phu

Ở Huế trong những năm trở lại đây thú chơi cá Koi đặc biệt là cá Koi nhập khẩu chính ngạch từ Nhật Bản đang nở rộ. Tuy nhiên, để chơi được loài cá được mệnh danh là “quốc ngư” của "xứ sở hoa anh đào" lại không phải là điều đơn giản và đòi hỏi lắm công phu cũng như tiền bạc.

Đam mê cá Koi – thú chơi lắm công phu
Sắc xuân hải đường

Không tiếng tăm như hoàng mai, hoa hải đường vẫn có một vị trí trang trọng trong nhà vườn Huế theo gu thẩm mỹ được chắt lọc hàng trăm năm qua. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ thú vui trồng, ngắm hoa và lộc hải đường ngày tết.

Sắc xuân hải đường
Thú chơi “hoa củi khô” chưng tết

Tưởng chừng chỉ là những cành củi khô cằn cỗi, nhưng chỉ cần sau 5 đến 10 ngày tưới nước và chăm sóc, những cành củi khô này đâm chồi, nở hoa rực rỡ, tràn đầy sức sống.

Thú chơi “hoa củi khô” chưng tết
Return to top