ClockChủ Nhật, 08/07/2018 11:33

Một không gian nên dành cho văn hóa nghệ thuật

TTH - Có vẻ như Huế đang là thành phố cà phê. Rất nhiều, nhiều lắm.

Hương sắc bánh HuếMở cửa phòng trưng bày “Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại”Bảo tàng Văn hóa Huế trưng bày về đám cưới cổ truyền

Nói thế không biết có đúng không nhưng vài năm gần đây, quán cà phê mọc lên rất nhiều. Thử rảo qua vài con đường trung tâm như Nguyễn Huệ, Đống Đa, Điện Biên Phủ… sẽ thấy điều đó. Dịch vụ là phải vậy, có cầu thì ắt có cung, có cạnh tranh mới có phát triển. Quán cà phê ngày càng nhiều phong cách, đẹp hơn.

Hơn ai hết, nhà đầu tư là người thông minh nhất. Người ta biết bỏ vốn ở chỗ nào, được mất ra sao. Cái nhìn thấy trực quan là thành phố trở nên sầm uất, sôi động. Việc làm cũng được tạo ra nhiều hơn. Trước đây người ta thường bảo: “Dân Huế ăn chắc mặc bền”. Giờ, như là không phải. Mọi người đều tìm kiếm cơ hội đầu tư làm ăn, chứng tỏ thành phố đang “trở mình phát triển”, nhưng cũng nhiều phiền toái lắm.

Hạ tầng có tốt lên nhiều nhưng đường phố phần lớn là không được mở rộng. Cà phê “box”, cà phê nhà hàng, cà phê vườn… đều lấn chiếm vỉa hè để để xe. Dịch vụ phát triển, thành phố sôi động... nhưng nề nếp đô thị thì bị phá vỡ.

Mọi sự phát triển đều có sự đánh đổi nhất định nào đó. Càng trong giai đoạn phát triển thấp càng có đánh đổi- được mất. Song, nếu chúng ta không nhận thấy điều này, đến một lúc nào đó muốn sửa sai, xét về tổng thể xã hội, sẽ mất rất nhiều.

Trong điều kiện hiện tại, việc quản lý không gian công cộng sao cho có nề nếp là cả một vấn đề lớn. Chính quyền TP. Huế đã xây dựng lực lượng chuyên trách của cấp phường xã để lo vấn đề này. Nhưng xem ra mọi sự có vẻ “ném đá ao bèo”. Để giải quyết triệt để vấn đề này rất khó, khi người nghèo ở đô thị còn nhiều. Kể cả những người không nghèo nhưng nếu mở quán ăn hay một dịch vụ nào đó, nếu không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để xe thì cũng không biết giải quyết vấn đề này như thế nào? Đã lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là phạm luật. Làm sao chúng ta đảm bảo chắc chắn rằng người sử dụng không “bắt tay” với lực lượng có trách nhiệm trong việc này để được làm ngơ?

Có dịp được một người bạn mời đi uống cà phê ở trụ sở UBND TP. Huế (cũ) trên đường Lê Lợi mới thấy, khách đến đây rất đông. Ngoài xây dựng thêm một gian nhà thì chủ quán sử dụng cả sân vườn sau để làm quán. Quán cũng được trang trí nhiều tượng đá được sơn sơn mài. Có lẽ vì thế mà nó có tên là “Cà phê Đá”. Tôi có một thắc mắc là tại sao một nơi đẹp như vậy mà chỉ để làm quán cà phê? Chính quyền thành phố cho thuê chăng?

Việc quản lý, khai thác thế nào cho có hiệu quả các công trình công sản cũng là điều cần thiết nghĩ đến, một phần không để lãng phí, một phần khác là người dân có việc làm, chính quyền có thêm nguồn thu, nhưng để khai thác sao cho hợp lý là vấn đề cần phải tính. Theo tôi, vị trí này không nên cho thuê để bán cà phê mà để dành cho những hoạt động nghệ thuật nào đó phù hợp hơn, có ý nghĩa hơn. Hoặc cũng có thể biến nó thành một không gian để giới thiệu văn hóa Huế. Nó phải được tổ chức thường xuyên chứ không phải chỉ tổ chức vào vào dịp lễ hội.

Tôi được biết ở Huế có hai họa sĩ bỏ tiền mua đất, xây nhà và biến nơi đây thành một nơi dành cho các họa sĩ khác đến Huế sáng tác lưu trú. Tại đây, nhiều cuộc triển lãm tranh cũng đã diễn ra. Tại sao họ làm vậy? Có lẽ là một khao khát muốn xây dựng ở Huế một “trại sáng tác”; thêm một không gian để trưng bày nghệ thuật hoặc đơn thuần chỉ là “một cuộc chơi sang trọng” để hỗ trợ sáng tác tranh…

Sử dụng không gian tại vị trí UBND TP. Huế cũ như thế nào cho có ý nghĩa hơn là điều cần được tính toán.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương

Cùng với các dự án (DA) chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm, TP. Huế tiếp tục chỉnh trang các công viên (CV), điểm xanh khu vực hai bờ sông Hương nhằm hoàn thiện hạ tầng đô thị, tạo thêm nhiều điểm đến phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, dạo bộ dành cho người dân và du khách.

Chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương
Return to top