ClockThứ Hai, 09/01/2017 12:31

Một mùa hương nhọc nhằn

TTH - Hàng năm, vào thời điểm này, đường Huyền Trân Công Chúa (phường Thủy Xuân, TP. Huế) ngập tràn sắc màu của những bó chông hương được bà con chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, thời tiết mưa lạnh kéo dài gần đây đang khiến các gia đình làm hương gặp nhiều khó khăn.

Nghề làm hương đòi hỏi phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm cho đến bảo quản đều cần thời tiết nắng ráo, thoáng mát. Đó là điều kiện cần và đủ để hương giữ được màu sắc và mùi thơm đặc trưng.

Chân hương được sắp xếp hợp lý, bảo đảm không bị ẩm mốc

Bà Tôn Nữ Kiều Tuyết, một người làm hương cho biết: “Thông thường, thời tiết tạnh ráo hoặc có nắng, để chân hương khô màu nhuộm chỉ mất một buổi, còn ngày mưa có khi mất 2-3 buổi. Với thời tiết thất thường như hiện nay, tính hết các công đoạn, người làm hương phải mất ít nhất từ 6-7 buổi thì mới có được thành phẩm hương hoàn chỉnh”.

Thời tiết xấu không chỉ khiến sản xuất gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng đến việc bảo quản các sản phẩm hương trầm. Hỗn hợp keo trên thân hương nếu không được phơi đúng “độ” sẽ dễ bị ẩm, mốc, không cháy hoặc cháy không đều. Theo kinh nghiệm của những người làm hương nơi đây, nếu được phơi nắng, cây hương sẽ giữ được mùi thơm lâu hơn là chỉ phơi gió. Ngoài ra, việc bảo quản hương đã đóng gói trong mùa mưa cũng không hề đơn giản, rất dễ bị ẩm mốc, hư hỏng.

Tết là dịp các sản phẩm hương trầm được tiêu thụ mạnh nhất, do đó các đơn hàng cũng dồn về nhiều hơn, nhưng nhiều hộ làm hương tại phường Thủy Xuân không dám nhận nhiều đơn đặt do không đảm bảo được số lượng sản phẩm. Bà Tuyết chia sẻ thêm: “Mấy năm trước, năm nào gia đình tui cũng nhận hàng trăm đơn đặt hàng, vì trời nắng đẹp, làm nhanh, còn năm nay thì mưa nhiều quá, sợ làm không kịp, hàng không tốt thì mất uy tín”.

Nhưng khó khăn đó không làm những người làm hương phường Thủy Xuân nản lòng. Bằng kinh nghiệm cũng như chịu khó tìm tòi học hỏi, họ đã tìm ra nhiều phương pháp để có thể chung sống với thời tiết ở Huế. Bà con đã mách nhau nhiều mẹo hay, cách sắp xếp khoa học để sản phẩm làm ra giữ được chất lượng như trước đây.

Như Quỳnh -Thúy Nhi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhọc nhằn mùa lưới cá khoai

Đối với những ngư dân đi biển ven bờ như quê chồng tôi (Phú Diên, Phú Vang) thì mùa lưới cá khoai có lẽ là mùa biển được trông chờ nhất trong năm. Bởi đây là mùa “kiếm gạo” để bà con dành dụm cho một cái tết ấm no. Nhưng để có cái tết sung túc thì ngư dân cũng không ít nhọc nhằn, quăng quật với sóng gió mùa biển động.

Nhọc nhằn mùa lưới cá khoai
Check-in…lụt

Giữa “bộn bề” hình ảnh ngập lụt, tôi “gặp” một status mà tin rằng ai đọc cũng sẽ bất giác nở nụ cười: “Theo ấy về Huế họp mặt lớp Quốc Học và có quá nhiều trải nghiệm thật đẹp về mùa lũ lụt. Gởi đến cả nhà một chút gì rất Huế”. Kèm theo là những hình ảnh “tự sướng” với nụ cười tươi tắn của nữ chủ nhân dòng trạng thái nhẹ nhõm ấy.

Check-in…lụt
Nghề dỡ nhà cũ

Sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà của người dân tăng cao. Do đó, nghề phá dỡ nhà cũ cũng đang “ăn nên làm ra” dù công việc khá vất vả.

Nghề dỡ nhà cũ
Mùa hương...

Buổi sớm lên vãng cảnh một ngôi chùa quen thân. Bước vào sân đã nghe thoang thoảng tinh khiết hương thơm của loài hoa mộc thấm đẫm trong màn sương mỏng ban mai.

Mùa hương
Nhọc nhằn vận động viên khuyết tật

Phải tự túc di chuyển, chỉ nhận được 50 ngàn đồng/người/buổi tập, tiền thưởng khi đạt huy chương bằng nửa vận động viên (VĐV) bình thường… nhưng trên gương mặt ướt đẫm mồ hôi là nụ cười, là ánh mắt đầy quyết tâm, nghị lực…

Nhọc nhằn vận động viên khuyết tật
Return to top