ClockThứ Bảy, 23/12/2017 14:44

Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA

Theo Bộ Công Thương, một số mặt hàng dệt may đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.

Sẽ nghiên cứu lập trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm dệt mayXuất khẩu dệt may có thể đạt 34 tỷ USD trong năm 2018Xuất khẩu dệt may 2018: Cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh thị trường

Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA. Ảnh minh họa TTXVN

Theo Bộ Công Thương, Ủy ban Liên minh kinh tế Á - Âu (Vụ Bảo vệ thị trường trong nước) có công hàm số 14-674 ra ngày 14/12/2017 thông báo về việc số lượng mặt hàng đồ lót (mã HS 6107, 6108, 6207, 6208, 6112) và quần áo trẻ em (mã HS 6111 20, 6111 30, 6111 90, 6209), được nhập khẩu từ tháng 1 tới tháng 10 năm 2017 vào lãnh thổ Liên minh, đạt 173.330 kg và 112.732 kg và đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.

Theo cam kết trong Hiệp định EAEU FTA, khi đạt ngưỡng trigger levels, Liên minh có thể áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các mặt hàng liên quan trong khoảng thời gian khoảng 6 tháng. Do vậy, Bộ Công Thương thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Liên minh được biết.

Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các quốc gia thành viên (VN - EAEU FTA, bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai Bên khởi động từ tháng 3/2013 có hiệu lực 5/10/2016.

Theo đánh giá, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu là Hiệp định thương mại tự do mang tính lịch sử, không chỉ vì Việt Nam là đối tác đầu tiên ký kết hiệp định này với liên minh kinh tế Á-Âu mà còn đem đến cơ hội vàng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Ngày 22/3, Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, quyết định của Chính phủ liên quan về công tác hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới.

Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hoàng mai Huế"

Sáng 2/2, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Hội Hoàng mai Huế, Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam tổ chức công bố ghi nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế và tập huấn về các quy định quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế.

Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế
Xuất khẩu chạm ngưỡng 1.100 triệu USD

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 cùng với tình hình kinh tế - chính trị thế giới bất định đã ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực xuất khẩu. Song, nhờ những nỗ lực đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu nên năm 2023 kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hóa của Thừa Thiên Huế vẫn đạt 1.100 triệu USD, tạo đà bứt phá trong năm 2024.

Xuất khẩu chạm ngưỡng 1 100 triệu USD

TIN MỚI

Return to top