ClockThứ Năm, 23/01/2014 04:38

Một tình yêu với Nghệ thuật cung đình Huế

TTH - Hay tin một người nghệ sĩ lớn vừa bỏ nghề về cõi vĩnh hằng, người dân Huế mất đi một nghệ sĩ tài danh. Nhạc cung đình mất đi một người cầm trịch. Mai đây, trên nhà hát Duyệt Thị đường sẽ không còn bà trên sân khấu. Lăn lộn một đời biểu diễn trong và ngoài nước, bà đã giành được nhiều giải thưởng lớn. Giờ đây, bà bỏ lại tất cả để về với đất mẹ vĩnh hằng…

Cố NSƯT La Cẩm Vân (hàng đầu bên trái) và Đoàn Nghệ thuật cung đình Huế tại Pháp năm 2007. Ảnh: Tư liệu

NSƯT La Cẩm Vân quê ở làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang. Thừa Thiên - Huế. Cha của bà là cố nghệ nhân La Cháu - nghệ nhân tuồng cung đình cuối cùng của triều Nguyễn. Lớn lên trong môi trường nghệ thuật truyền thống, năm 1976 bà giành được giải diễn viên trẻ xuất sắc của miền Trung trong Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Năm 1993, bà được phong tặng danh hiệu NSƯT vì những đóng góp cho việc khôi phục nghệ thuật tuồng và múa cung đình nhà Nguyễn và là NSƯT duy nhất của lĩnh vực múa cung đình.

Là một người nặng lòng với nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, NSƯT La Cẩm Vân cũng kịp để lại một cuốn sách vô cùng quý giá: Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế kế thừa và phát huy. Cuốn sách là tập hợp các bài báo, các bài nghiên cứu của nhiều tác giả hơn 30 năm trước. Với một tình yêu nghệ thuật cung đình, vừa là nghệ sĩ trong đoàn biểu diễn, tác giả La Cẩm Vân đã dày công sưu tầm biên soạn các hình ảnh tư liệu về trang phục của những vở diễn trong cung đình Huế như: điệu múa bát dật, múa lục cúng, múa song quang, múa tam tinh chúc thọ, múa bát tiên hiến thọ… Ngoài ra, cuốn sách còn tái hiện lại lịch sử của nghệ thuật chốn cung đình truyền thống, các bài hát điệu múa của lối cung thất triều Nguyễn. Bên cạnh đó là tập hợp bài viết về những nhân vật đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Cuốn sách là tất cả tâm huyết của người nghệ sĩ với nền nghệ thuật truyền thống cung đình Huế.

Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế kế thừa và phát huy cũng đánh giá cả cuộc đời của người nghệ sĩ, những chặng đường gian nan với nghề từ những ngày đầu, trải qua nhiều khó khăn, song những người nghệ sĩ đam mê với loại hình nghệ thuật này vẫn dày công tìm hiểu nghiên cứu, phục dựng lại nhiều vở kịch. Đối với NSƯT La Cẩm Vân, bà còn sưu tầm và phục dựng vốn cổ của nghệ thuật truyền thống cung đình. Sau biết bao trăn trở, cuối cùng bà cũng thực hiện được giấc mơ của mình, đó là thực hiện thành công đề án “Phục hồi nghệ thuật ca múa nhạc cung đình Huế”. Nhiều chương trình do bà phục chế đã được đưa vào lễ hội Festival Huế và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng bạn bè Nhật Bản, Pháp, Nga, Hàn Quốc…

Những đóng góp ấy của bà đã để lại cho thế hệ nghệ sĩ và cho di sản Huế nhiều vở kịch đặc sắc, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp bảo tồn phát huy nhạc cung đình Huế. Tuy đã về nơi xa nhưng những gì bà để lại cho quê hương, cho nước nhà, cho con cháu thật đáng trân trọng và khâm phục.

Thanh Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

TIN MỚI

Return to top