ClockThứ Sáu, 14/10/2016 13:26

Một tối bên hè

TTH - Hai ly “bạc xỉu” là lựa chọn của mẹ con tôi trong một chiều muộn. Tôi nói thèm cafe, nhưng thực ra là muốn dừng lại, trò chuyện một lúc với con gái trong một chiều loanh quanh thành phố. Nhiều hơn, là muốn nói ngồi nghe cô nhỏ líu ríu chuyện phiếm một lúc đủ mọi thứ chuyện.

Một góc ngồi bên hè, sát bờ hồ là chỗ mà mẹ con ngẫu hứng chọn, thay vì góc nào đó trong một quán cafe rất nhiều trong thành phố. Thức uống khá ngon, nhưng có lẽ điều mà tôi thích là không gian trò chuyện rất thích, không hề bị chi phối bởi bất cứ điều gì.

Cứ nghĩ là hai mẹ con sẽ ríu rít lắm. Nhưng điều đó đã lại không hề xảy ra khi chị chủ quán xép khá mau mắn, kể hết chuyện này đến chuyện kia với khách. Bắt đầu từ lời hỏi thăm về chỗ bán của tôi, chị kể về việc đã chọn điểm dừng chân này để sinh nhai vào mỗi 3h chiều. Vậy mà đã được 13 năm rồi. Kể cả về cái chuyện, 3-4 năm trở lại được đóng thuế mà mừng, vì không phải lo xê dịch từ chỗ này sang chỗ kia mỗi khi trật tự đô thị làm việc nữa. Chuyện này dẫn dắt chuyện kia, chị kể đã dành dụm, mua được đất, làm được nhà cho vợ chồng thằng con lớn, chuẩn bị cho thằng con thứ như thế nào...

Nhìn tôi, chị chủ quán nhất mực, chị chắc cùng lứa với em thôi, nên chắc còn nhớ mấy chục năm trước, hắn khổ chi mà khổ hỉ. Em nói thiệt giờ chắc mấy đứa ni (là chị muốn nói con gái tôi) không tưởng tượng được mô. Không biết chị răng chớ bo bo em cũng ăn rồi, khoai sắn độn cơm cũng ăn rồi. Ăn cả củ chuối nữa, rồi em đi kiếm rau giúp ba mạ, nghe người ta nói đọt và hoa xương rồng ăn được em cũng kiếm về ăn rồi... Đến kỳ tem phiếu thì đỡ hơn phải không chị? Em nhớ răng mà hồi nớ bột mì hắn ngon và thơm chứ không như bữa ni? Hay là chừ mình đủ đầy rồi nên ăn chi cũng không ngon nữa? Mà hồi nớ cực nhưng lành phải không chị, có mô rau ráng, thực phẩm bất an như bữa ni? Mà em nhớ hồi nớ sông An Cựu hắn cũng trong, chứ không có đục và ô nhiễm như bây chừ...Thiệt, khổ nhiều rồi nên chừ cực răng em nghĩ cũng chịu được. Mà cuộc sống cũng thay đổi nhiều chớ, em đâu có nghĩ giờ nhà mình được như chừ mô chị...!

Tôi nhìn tay, cổ chị lấp lánh, hỏi răng đi bán mà đeo nhiều rứa, không sợ người ta cướp à? Chị chủ quán nói ngay, thì làm ăn phải có bộ mặt chút chớ chị. Có ri mình có kẹt vốn thì người ta cũng dễ cho mượn. Với lại Huế mình hiền mà...

Câu chuyện cứ thế mà lan man. Cho đến khi trên đường về, con gái tôi bảo khẽ, dì nớ vui mẹ hỉ. Mà con chắc những người như mẹ, như dì nớ... ngày xưa cực rứa nên chừ dành hết phần được cho tụi con, phải không mẹ? Mà con cũng biết rồi, nghề chi cũng được, miễn là thấy mình được và vui, phải không mẹ...

Chỉ là một tối ngẫu hứng, nhưng câu chuyện bên hè chắc cũng để lại những cách nghĩ khác nơi cô con gái tuổi 20 của tôi.

Nguyễn Lê An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Con gái có nên học nuôi trồng thủy sản?

Với sự phát triển của nông nghiệp và thủy sản, việc học và làm việc thủy sản không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn mà còn mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, khi xem xét từ góc độ của phụ nữ, công việc này đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt và có thể khác biệt so với nam giới. Hãy cùng khám phá chi tiết về ngành nghề này đối với phụ nữ trong bài viết dưới đây.

Con gái có nên học nuôi trồng thủy sản
Hứng thú “Khởi nghiệp cùng Shark Liên”

Sáng 18/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức tổ chức chương trình tọa đàm “Khởi nghiệp cùng Shark Liên” năm 2023 tại Trường cao đẳng Du lịch Huế với sự chia sẻ của bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) - Chủ tịch Tập đoàn AquaOne.

Hứng thú “Khởi nghiệp cùng Shark Liên”
Chị tôi

Chị tôi 63 tuổi, tốt nghiệp Khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường đại học Khoa học Huế). Tâm hồn thi vị và cuộc sống nhẹ nhàng.

Chị tôi
Hậu duệ vua Hàm Nghi trò chuyện với học sinh, sinh viên Huế

Tiếp tục chuỗi hoạt động trong chuyến sang thăm và làm việc tại Huế, chiều 11/1, TS. Amandine Dabat, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã có buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên tại Viện Pháp tại Huế.

Hậu duệ vua Hàm Nghi trò chuyện với học sinh, sinh viên Huế
Return to top