ClockThứ Năm, 15/03/2018 19:58

MRC nỗ lực cho sự phát triển bền vững của tiểu vùng sông Mekong

TTH - Hãng thông tấn The Vientiane Times ngày 15/3 đưa tin, Ủy hội sông Mekong (MRC) cam kết vẫn tiếp tục là nguồn động lực chính, hỗ trợ công tác thống nhất và phát triển bền vững cho các nước thuộc lưu vực sông Mekong, bất chấp dự báo nguồn ngân sách dự kiến sử dụng cho 10 năm nữa có thể sẽ giảm sút.

Cứu Mekong bằng khoa học

Ủy hội sông Mekong (MRC) - Cùng hành động vì tương lai. Ảnh: Wikimedia Commons

Phát biểu trước báo giới truyền thông, ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc điều hành Ban thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết, các nhà tài trợ quốc tế đang dần giảm mức hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy các nước thành viên MRC (bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) phải tăng cường đóng góp nhiều hơn nữa cho ngân sách hằng năm của tổ chức liên chính phủ này. Thêm vào đó, vị giám đốc cũng khẳng định việc cắt giảm nguồn trợ cấp quốc tế, cùng lúc tăng khoản đóng góp của các nước thành viên là hoàn toàn phù hợp với nội dung của những chiến lược và chính sách hướng đến tự phát triển bền vững đã được hội đồng ủy hội thông qua.

Theo thông tin do ủy hội cung cấp, với danh sách các nhà tài trợ chính bao gồm: Australia, EU, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn ngân sách hiện có để sử dụng cho giai đoạn 2016-2020 của MRC đang ở mức 65 triệu USD. Dự kiến đến năm 2020, con số này sẽ giảm xuống còn 10 triệu USD trước khi tiếp tục bị cắt giảm xuống còn 9 triệu USD vào năm 2025 và 6,5 triệu USD vào năm 2030.

Trước tình hình này, Chính phủ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam vừa thống nhất áp dụng một biện pháp tài chính mới, trong đó chú trọng công tác chia sẻ bình đẳng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của khu vực trong lộ trình 12 năm tới.

Là một phần của chiến lược hướng đến tự phát triển bền vững vào năm 2030, Ủy hội sông Mekong dự kiến sẽ cắt giảm một số lượng cán bộ, công nhân viên nhất định từ 150 người vào năm 2015 xuống còn 50 người vào năm 2030. Ngoài ra, MRC cũng cam kết sẽ thắt chặt quy trình tuyển dụng nhân viên đến từ các khu vực thuộc tiểu vùng sông Mekong. Cụ thể, chỉ những cá nhân có chuyên môn cao mới đủ điều kiện được nhận vào làm tại MRC.

“Một khi các nước thành viên tìm ra nền tảng phù hợp để làm việc cùng nhau như: tham gia đối thoại trực tiếp, chia sẻ lợi ích, các nước sẽ có điều kiện thuận lợi để tạo nên cơ hội hợp tác và phát triển hòa bình. Mặc dù có sự khác biệt giữa lợi ích của các quốc gia, song MRC vẫn đảm bảo sẽ hỗ trợ lưu vực sông Mekong phát triển bền vững và thịnh vượng”, Hãng thông tấn The Vientiane Times dẫn lời Giám đốc Phạm Tuấn Phan cho hay.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh MRC hiện đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với khu vực tiểu vùng sông Mekong, nhất là khi đây đồng thời là trung tâm điều phối thông tin và là nền tảng chính cho công tác phát triển ngoại giao nguồn nước và cơ chế hợp tác của khu vực.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Vientiane Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Return to top