ClockThứ Bảy, 05/12/2015 15:27

Múa cung đình vào lớp học

TTH - Vào chiều thứ 4 hàng tuần, các em học sinh khối 4 và 5 Trường tiểu học Cứ Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy lại í ới nhau đi học múa cung đình. Lớp học do nhà trường phối hợp với Chi đoàn Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế giảng dạy hai năm nay.

Các em học sinh Trường tiểu học Cư Chánh học múa cung đình

 

Chúng tôi có mặt tại Trường tiểu học Cư Chánh đúng vào lúc các em đang chuẩn bị vào buổi học. Niềm vui khi tham gia lớp học hiện rõ trên từng gương mặt, một số em tranh thủ ôn lại một số động tác trước khi vào buổi học mới. Ngô Hồng Minh, học sinh lớp 5/1, bày tỏ: “Con tham gia học múa cung đình từ năm học lớp 4, rất thích môn học này nên con chưa nghỉ buổi nào. Trước đây con không biết, nhưng giờ con biết Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, rất cần được bảo tồn và phát huy”. 

Sinh hoạt dưới hình thức câu lạc bộ, gần 100 em tham gia buổi học được chia làm 3 nhóm tập, mỗi nhóm có 3-4 diễn viên múa là những đoàn viên, thanh niên đến từ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế hướng dẫn. Dưới sự dẫn dắt của các anh chị trong đoàn nghệ thuật, những động tác, điệu múa tưởng như rất khó trong múa cung đình như chạy đàn, loan đèn, guộn đèn,… đã được các em học sinh thực hiện khá thuần thục, hút người xem vào từng động tác. Diễn viên múa Thái Ngọc Thống, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, người hướng dẫn các em múa chia sẻ: “Đây là những động tác cơ bản dùng để biểu diễn các bài “Vũ kim”, “Hương yên”, “Hoa quả”… trong điệu múa “Lục cusng hoa đăng”. Để các em thực hiện được những động tác thuần thục thế này, trước đó chúng tôi phải hướng dẫn các em từng cử chỉ một, rất may các em hứng thú học nên tiếp thu khá nhanh”. Ngoài “Lục cúng hoa đăng” các em còn được làm quen với một số điệu múa khác như “Vũ phiến”, “Lân mẫu xuất lân nhi”…

Sự hào hứng, hăng say tập luyện của các em học sinh, sự tâm huyết tận tình chỉ bảo của những nghệ sĩ trẻ, những giá trị di sản văn hóa truyền thống  đang được lan tỏa. Hồ Thị Yến Nhi, học sinh lớp 5/1 chia sẻ: “Khi được xem các anh chị diễn viên của nhà hát biểu diễn trong trang phục cung đình lung linh sắc màu, những động tác điêu luyện, con rất thích. Con muốn luyện tập thật chăm chỉ để múa được như các anh chị”.

Cô Trần Thị Kim Hảo, Tổng phụ trách Liên đội Trường tiểu học Cư Chánh, cho biết: Múa cung đình được trường đưa vào giờ học ngoại khóa từ 2 năm nay, với mong muốn thông qua các bài hát, điệu múa giúp các em biết được cái hay, cái đẹp cũng như giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc cung đình Huế để tự hào và giữ gìn. Để khơi gợi niềm yêu thích và nuôi dưỡng đam mê cho các em học sinh, chúng tôi đã chia ra nhiều nhóm cho các em tập luyện. Cuối tháng, chúng tôi tổ chức cho các em thi múa giữa các nhóm, nhóm nào múa đúng giai điệu, thuộc đúng lời bài hát sẽ được tặng quà. Đồng thời, nhà trường cũng tổ chức cho học sinh gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ của nhà hát, chiếu các bộ phim tư liệu về múa cung đình, Nhã nhạc cung đình cho các em vào các buổi chào cờ đầu tuần hoặc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt đội giúp các em có cái nhìn đa chiều về loại hình nghệ thuật này.

Hiện nay, cô và trò lớp học múa cung đình Huế đang chăm chỉ tập  luyện chuẩn bị cho đêm văn nghệ do Trường tiểu học Cư Chánh và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế phối hợp tổ chức nhằm gây quỹ cho các em học sinh nghèo hiếu học. Anh Mai Văn Trung, Trưởng đoàn Ba vũ, Bí thư Chi đoàn Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế cho hay: “Chúng tôi rất vui và tự hào khi được dẫn dắt các em đến với Nhã nhạc cung đình Huế, sự hào hứng của các em đã tiếp cho chúng tôi thêm sức mạnh. Đây là một trong những cách làm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc cung đình Huế và cũng là bước đệm đầu tiên cho những em có năng khiếu, đam mê môn nghệ thuật này có môi trường phát huy khả năng. Sau mô hình điểm tại Trường tiểu học Cư Chánh, chúng tôi mong được nhân rộng ra tại nhiều trường học khác để các em học sinh có cơ hội hiểu rõ hơn giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống này”.

Bài, ảnh: Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc
Return to top