Mùa ve sầu lột xác
TTH - Sau Tết cổ truyền một thời gian, đất trời ấm dần, ánh sáng nhiều hơn, những đợt gió mùa đông bắc cuối cùng chỉ đủ gây mưa nhỏ và se lạnh. Rồi đến tiết thanh minh. Đây cũng là lúc ve sầu lột xác. Những ngày nghỉ học, vào buổi sáng, tôi “bắt” ông tôi dẫn đi lấy xác ve sầu.
Ve sầu lột xác
Thật ra, đi lấy xác ve sầu chỉ là một chuyện, còn nhiều chuyện khác cũng thích thú không kém: Như được đi chơi trên những con đường làng rợp bóng cây xanh; được ông tôi kể về sự tích tên gọi các loài cây, các con vật mà ông cháu gặp trên đường… Đường làng mùa này cây cối đua nhau đâm chồi nẩy lộc, chim chóc kết đôi bạn bè hót ríu ran nghe thật vui. Những cành bàng khẳng khiu trơ trụi hôm nào nay đã nhú những búp lá xanh. Nhãn vườn ai đã nở những chùm hoa li ti, phủ trắng cả vòm lá xanh của cây. Đi dọc đường làng, khi qua những cây to, ông dắt tay tôi lại gần. Ô kìa, cách gốc cây một khoảng ngang tầm nhìn của lũ trẻ con chúng tôi, xác những chú ve sầu màu nâu nhạt bám vào vỏ cây, dáng như đang bò lên, giống như có ai vừa gắn vào để trang trí vậy! Xác chú ve sầu bụng to, hai cánh nhỏ xíu, nhưng đã mang hình hài của ve. Tôi đưa tay gỡ xác ve sầu khỏi thân cây, bỏ vào cái bao nilon nhỏ mà bà tôi đã biết ý nhét vào túi tôi khi vừa ra khỏi nhà. Những chiếc gai nhỏ ở hai chân trước xác ve bám vào vỏ cây khá chắc, khi lấy ra nghe tiếng rắc rắc nho nhỏ. Những xác ve bám vào chỗ cao hơn, tôi phải nhờ ông lấy hộ. Ông lấy que lẩy nhẹ cho rơi xuống, tôi đưa tay hứng. Có khi hứng được, có khi không hứng được, lại rơi dính vào tóc, phải gỡ để lấy ra. Tuy không khó như khi gỡ quả ké mà bọn con trai tinh nghịch ném vào tóc bọn con gái, nhưng cũng phải nhẹ tay, vì xác ve mỏng giòn, dễ gãy. Thỉnh thoảng tôi reo lên thích thú khi thấy một chú ve sầu lột xác chưa xong. Chú ve sầu đã ra dáng lắm rồi nhưng trông còn trắng xanh, yếu mềm và dưới bụng còn dính cái vỏ áo cũ . Tôi định bắt lấy luôn nhưng ông đã kịp giữ tay tôi lại và nói: “Tội nó cháu, bắt con ve mới lột xác cũng chẳng chơi được, để chiều nay lột xác xong, nó bò lên ngọn cây rồi sẽ “đàn” suốt cả mùa hè cho cháu nghe.

Hoa gạo. Ảnh: Internet
- Chuyện xôi chè (28/02)
- Bi kịch từ đâu (28/02)
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” (28/02)
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật (27/02)
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương (27/02)
- Lá cờ tại Bảo tàng Tây Ban Nha và cái chết anh dũng của Nguyễn Duy (24/02)
- Hướng đến một kỳ Festival Nghề truyền thống mới lạ và độc đáo (23/02)
- Trở về với Huế (22/02)
-
Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
- Trải nghiệm tết xưa qua “Hương xưa bánh Tết”
-
Trở về với Huế
- Lá cờ tại Bảo tàng Tây Ban Nha và cái chết anh dũng của Nguyễn Duy
- Một Huế bình yên…
- Hướng đến một kỳ Festival Nghề truyền thống mới lạ và độc đáo
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương
- Phố xanh
- Đừng vội nặng lời với “check - in”
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…”
- Bi kịch từ đâu
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật