Thế giới

Mỹ-Ấn Độ hợp tác đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình tại châu Phi

ClockThứ Tư, 23/09/2015 07:03
TTH.VN - Mỹ và Ấn Độ ngày 22/9 cùng nhất trí xây dựng chương trình hợp tác đào tạo quân đội tại 6 quốc gia châu Phi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết.

Phát biểu sau cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Mỹ với người đồng cấp Ấn Độ Shushma Swaraj về các vấn đề kinh tế và an ninh, Ngoại trưởng John Kerry nói, "chúng tôi đã nhất trí sáng kiến ​​cùng huấn luyện quân tại 6 quốc gia châu Phi, trước khi họ được triển khai thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ)”. Tuy nhiên, ông Kerry không đề cập đến các nước châu Phi cụ thể.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) thảo luận với người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj tại cuộc đối thoại chiến lược và thương mại Mỹ-Ấn ngày 22/9. Ảnh: Reuters

"Hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hiệu quả, tính chuyên nghiệp của lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở những khu vực xảy ra xung đột", ông Kerry nhận định trong phần kết thúc của cuộc đối thoại chiến lược và thương mại kéo dài 2 ngày (21-22/9) giữa Mỹ và Ấn Độ.

Cũng trong khuôn khổ cuộc đối thoại, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khẳng định, các tiến bộ về an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu giữa hai nước đã được thực hiện.

Ấn Độ là quốc gia có lượng khí phát thải carbon lớn thứ 3 trên thế giới, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đàm phán khí hậu của LHQ tại Paris vào tháng 12 tới đây. 

Được biết, Hội nghị thượng đỉnh tại Paris nhằm mục tiêu tìm kiếm các thỏa thuận để ngăn chặn khí thải nhà kính gây hại.

"Cả hai chính phủ chúng tôi cam kết chắc chắn để đạt được một thỏa thuận khí hậu thực sự có ý nghĩa, thực sự toàn diện và đầy tham vọng tại Paris vào cuối năm nay. Điều đó là hoàn toàn quan trọng", ông Kerry nói thêm.

Mỹ đang cung cấp một chương trình học bổng Fulbright về khí hậu, nhằm hỗ trợ việc trao đổi thông tin nghiên cứu giữa hai nước.

Theo Ngoại trưởng Swaraj, Ấn Độ công nhận biến đổi khí hậu là "một trong những thách thức lớn nhất trong thời đại hiện nay”.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Indianexpress)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top