Thế giới

Mỹ-Nga đạt thoả thuận về dự thảo vũ khí hoá học ở Syria

ClockThứ Năm, 06/08/2015 15:53
TTH.VN - Hoa Kỳ và Nga đã đạt được thỏa thuận về một dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm xác định thủ phạm đứng sau các vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria và đưa những người này ra trước công lý, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết hôm nay (6/8).

Các nhà ngoại giao giấu tên của Hội đồng Bảo an LHQ nói rằng, dự thảo cuối cùng đã được đệ trình cho tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an và họ có thời hạn cho đến 14:00 GMT hôm nay (6/8) để lên tiếng phản đối bản dự thảo.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp tại Malaysia. Ảnh: Reuters

Nếu không vấp phải bất kỳ ý kiến phản đối nào với dự thảo, Hội đồng Bảo an LHQ có thể sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngài mai (7/8) trên đề xuất của Mỹ yêu cầu Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và cơ quan giám sát vũ khí hóa học toàn cầu tập hợp một đội ngũ các nhà điều tra để lên án và buộc tội các cuộc tấn công khí độc ở Syria, các nhà ngoại giao cho biết.

Quy trách nhiệm về cuộc tấn công vũ khí hóa học sẽ mở đường cho các hoạt động của Hội đồng Bảo an. Cơ quan này đã đe dọa các hậu quả có thể xảy ra đối với các cuộc tấn công như vậy, có khả năng bao gồm các biện pháp trừng phạt.

Trong khi Nga và Hoa Kỳ không nhất trí về cách chấm dứt xung đột ở Syria, thì giờ đây, vào năm thứ 5, hai chính phủ cũng đạt được thoả thuận đồng ý với việc loại bỏ vũ khí hóa học trong kho dự trữ của Syria.

Mỹ đã gây sức ép cho Hội đồng Bảo an phải hành động để đảm bảo việc chịu trách nhiệm cho tình trạng số lượng các cuộc tấn công bằng khí clo bị cáo buộc gây ra nhiều cái chết và thương tích cho người dân ngày càng tăng. Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin hồi tháng 6/2015 nói rằng, Hội đồng cần tìm ra cách tốt nhất để đảm bảo những người bị cáo buộc chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công clo phải được đưa ra xét xử.

Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW), cơ quan giám sát vũ khí hóa học toàn cầu, có trọng trách tìm hiểu thực tế để xác định xem liệu các cuộc tấn công hóa học có xảy ra hay không. Nhưng cả OPCW lẫn LHQ đều không có nhiệm vụ xác định trách nhiệm của việc sử dụng khí clo hoặc các vũ khí hóa học khác.

Một quan chức Mỹ cho biết, Mỹ và Nga đã đạt được một thỏa thuận về dự thảo trong cuộc đàm phán tại Malaysia ngày hôm qua giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga, ông Sergei Lavrov.

Nga – quốc gia có quyền phủ quyết trong hội đồng LHQ - là một đồng minh của Syria và đã bảo vệ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trước bất kỳ hành động nào của LHQ trong cuộc nội chiến 4 năm qua. Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận về dự thảo nghị quyết với Nga cách đây vài tháng.

Sau một cuộc tấn công vũ khí hóa học ở vùng ngoại ô Damascus, Syria giết chết hàng trăm dân thường vào ngày 21/8/2013, một thỏa thuận Nga-Mỹ đã dẫn đến một nghị quyết của Hội đồng Bảo an trong tháng tiếp theo, ra lệnh phá hủy các vũ khí hóa học của Syria và các trang thiết bị sản xuất ra các chất chết người này.

Tuyên bố 1.300 tấn hóa chất dự trữ của Syria đã bị phá hủy, nhưng OPCW vẫn đang điều tra các vấn đề về các loại vũ khí hóa học có thể không được công bố.

Clo không phải là chất bị cấm sử dụng trong vũ khí hóa học, như sarin hoặc ricin, nhưng clo rất độc hại và việc sử dụng nó trong các cuộc tấn công ở Syria đã bắt đầu được ghi nhận vào năm ngoái.

Hồi tháng 3/2015, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết do Mỹ soạn thảo, lên án việc sử dụng các hóa chất độc hại như clo ở Syria, và đe dọa sẽ áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt trong trường hợp vi phạm.

Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & AP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top