ClockThứ Tư, 14/11/2018 14:29

Mỹ, Nhật Bản đầu tư 70 tỷ USD phát triển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TTH.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence vừa nhất trí rằng, Nhật Bản và Mỹ sẽ cùng nhau đầu tư lên tới 70 tỷ USD (tương đương khoảng 7,98 nghìn tỷ yen) để phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tờ The Nation ngày 14/11 đưa tin.

Trọng tâm chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo AbeMỹ bắt đầu đàm phán thương mại với Nhật BảnNhật Bản chú trọng hỗ trợ phát triển cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình DươngMỹ đầu tư mới 113 triệu USD vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình DươngMỹ hỗ trợ giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (bên trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (bên phải) khi bắt đầu cuộc họp tại Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP

Trước đó, ông Abe đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, nơi hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác về phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên.

Tại buổi họp báo sau các cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo công bố một tuyên bố chung, trong đó bao gồm sáng kiến ​​phát triển cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng Abe nhấn mạnh: "Chúng tôi có thể phối hợp chặt chẽ các chính sách của chúng tôi, điều này cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ của liên minh Nhật Bản-Mỹ".

Về phần mình, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence mô tả liên minh Nhật Bản-Mỹ là “nền tảng” của hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Được biết, sáng kiến ​​Nhật Bản-Mỹ về phát triển cơ sở hạ tầng tập trung xung quanh lĩnh vực năng lượng.

Cũng tại buổi họp báo, ông Pence chính thức tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp 60 tỷ USD (khoảng 6,84 nghìn tỷ yen) cho sáng kiến ​​này. Cùng với sự hỗ trợ trị giá 10 tỷ USD (khoảng 1,14 nghìn tỷ yen) từ Chính phủ Nhật Bản, khoản đầu tư của hai quốc gia có giá trị lên đến 70 tỷ USD.

Cụ thể, Tokyo và Washington có ý định hợp tác để nuôi dưỡng nguồn nhân lực địa phương, những người có thể tham gia xây dựng các cơ sở khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) ở những khu vực như Đông Nam Á, đồng thời làm việc nhằm mở rộng xuất khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) được sản xuất tại Mỹ cho khu vực châu Á.

Trong một động thái khác, Nhật Bản và Mỹ dự kiến ​​sẽ khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại về hàng hóa (TAG) vào đầu năm 2019.

Ông Abe và ông Pence cũng đồng ý mở rộng thương mại song phương và đầu tư, sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia, đồng thời tìm kiếm sự phát triển kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dựa trên các “quy tắc công bằng”.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Nation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Lao động Việt Nam là nhóm lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản

Theo Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/3, lực lượng lao động nước ngoài của Nhật Bản đã chứng kiến sự thay đổi do những điều chỉnh về tiền lương và tỷ giá hối đoái; trong đó, số lượng lao động Việt Nam đã vượt qua lao động Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất vào năm ngoái. Ngoài ra, lao động đến từ Indonesia cũng tăng gần gấp 3 lần so với năm 2018.

Lao động Việt Nam là nhóm lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản
Return to top