Mỹ, Nhật thúc đẩy đề cập đến vấn đề Biển Đông
TTH - Mỹ và Nhật Bản đang nỗ lực để đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn ra tại Kuala Lumpur từ ngày 2-5/11, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tham dự Hội nghị. Ảnh: Reuters |
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay, từ hồi tháng 2 năm nay, Bắc Kinh đã kiên quyết khẳng định không muốn đưa Biển Đông vào thảo luận tại cuộc họp giữa 10 Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và đối tác từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Australia tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
“Chúng tôi cùng nhiều quốc gia khác thấy rõ rằng, Biển Đông nên được đề cập trong tuyên bố chung của hội nghị, tuy nhiên một số thành viên lại có quan điểm đối lập”, quan chức này nói thêm, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc là trở ngại chính.
Theo một nguồn tin thân cận bên lề hội nghị, bản dự thảo tuyên bố chung đang được nước chủ nhà Malaysia chuẩn bị không đề cập đến Biển Đông, mà chỉ tập trung vào chống khủng bố và hợp tác an ninh khu vực.
Cũng theo nguồn tin nói trên, phía Nhật Bản yêu cầu Malaysia “điều chỉnh” bản dự thảo, bằng cách cập nhật thêm vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ trích những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên vùng biển này.
Sự kiện chính trị lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2006, tạo nên nền tảng nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Năm nay, hội nghị diễn ra một tuần sau khi Mỹ điều tàu chiến đến vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép.
LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & CNN)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
- Lãnh đạo Mỹ-Hàn sẽ tham dự hội nghị trực tuyến trong Ngày Trái đất (03/03)
- Nền kinh tế Australia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến giữa đại dịch COVID-19 (03/03)
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
- Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021 (03/03)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân