Mỹ tái khẳng định quan hệ bền chặt với Đức bất chấp bê bối do thám
TTH.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2/7 tái khẳng định, quan hệ với Đức vẫn sâu sắc và mạnh mẽ bất chấp bê bối do thám vừa bị trang WikiLeaks công bố.
Tuyên bố đưa ra sau khi Chính phủ Đức mời Đại sứ Mỹ tại Berlin John Emerson đến để giải thích về thông tin do WikiLeaks vừa công bố rằng, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) không chỉ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Angela Merkel, mà còn theo dõi điện thoại và số fax của nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao khác của Đức.
![]() |
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ John Kirby |
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ John Kirby cũng đã khẳng định thông tin Đại sứ Mỹ bị triệu tập song từ chối tiết lộ nội dung cuộc gặp trên: “Chính sách của chúng tôi là không bình luận về những cáo buộc tình báo cụ thể hay các tài liệu bị cho là rò rỉ. Nhưng tôi cũng phải nêu rõ là chúng tôi không tiến hành các hoạt động do thám nước ngoài nếu không có mục đích an ninh quốc gia rõ ràng và điều này áp dụng với không chỉ dân thường mà cả các lãnh đạo trên thế giới. Mặc dù vậy, tôi muốn các bạn biết rằng chúng ta tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị lâu dài và hiệu quả với Đức dựa trên việc chia sẻ những giá trị chung và truyền thống hợp tác để thúc đẩy các lợi ích toàn cầu”.
Theo các thông tin từ trang WikiLeaks, các văn phòng và cá nhân các quan chức Đức đã rơi vào tầm ngắm của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ từ năm 2002, và trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2010 đến 1 năm 2011 được đưa vào mục “các mục tiêu theo dõi ưu tiên” (TOPI) của tình báo Mỹ.
Báo chí Đức cho rằng, trọng tâm theo dõi của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ năm 2011 là chính sách tiền tệ và thương mại của Đức, do Mỹ không chỉ muốn biết quan điểm của Đức về khủng hoảng Hy Lạp mà một số thể chế như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính cũng bị theo dõi. Hiện chưa rõ mục đích Mỹ theo dõi Bộ Nông nghiệp Đức.
Hôm qua, Tổng Công tố liên bang Đức Harald Range thông báo sẽ kiểm tra cụ thể các thông tin do thám mới này. Hồi tháng trước, Cơ quan Công tố Liên bang Đức (GBA) đã thông báo ngừng điều tra nghi án nghe lén điện thoại di động của Thủ tướng Merkel do không nhận được sự hỗ trợ của Mỹ trong quá trình điều tra./.
Theo VOV
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU