Myanmar bị ảnh hưởng nhiều thứ hai bởi biến đổi khí hậu
TTH.VN - Myanmar đứng ở vị trí thứ hai trong số các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và là nước bị ảnh hưởng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổng giám đốc Sở Bảo tồn Môi sinh Nay Aye cho biết.
"Myanmar rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu, là quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất do biến đổi khí hậu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nếu Myanmar không đối phó với tình hình này ngay lập tức thì trong tương lai, sẽ còn bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa", ông Nay Aye cảnh báo.
![]() |
Malaysia phải chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - Ảnh: RSC. |
Theo Tổng giám đốc Nay Aye, "Myanmar đã phải đối mặt với nguy hiểm dưới các hình thức lốc xoáy, lũ lụt, mưa lớn, thời tiết nóng và nhiệt độ cao trong 6 thập kỷ qua do vị trí địa lý. Một cơn bão mang tên Nargis đã đổ vào Myanmar năm 2008 và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thời tiết thật khó dự báo".
Myanmar hiện đang phải đối mặt với nhiệt độ cao, thời tiết khô, những thay đổi về chế độ mưa, tình hình lũ lụt ngày càng xấu đi do sự xâm nhập của gió mùa, sự viếng thăm thường xuyên của các cơn bão, gió mạnh dữ dội và nước biển dâng. Các khu vực ven biển sẽ phải đối mặt với sự xói mòn, nước lợ, tuyệt chủng đa dạng sinh học và gây thiệt hại đến các hệ sinh thái.
"Hậu quả của sự thay đổi khí hậu đe dọa trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Các tác dụng phụ của tình trạng biến đổi khí hậu đã khiến những nỗ lực giảm đói nghèo trở nên khó khăn hơn," ông Nay Aye nói. Một nguồn tin từ Cục Bảo tồn Môi sinh cho biết, Cục sẽ thực hiện một kế hoạch dài hạn để giảm hậu quả của sự thay đổi khí hậu.
Honduras được đánh giá là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu bởi chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu, tiếp theo là Myanmar, Haiti, Nicaragua và Philippines
Bảo Nghi (lược dịch từ Asianewsnet)
- Thủ tướng Campuchia ra thông điệp khẩn trong đêm (09/03)
- 'Kinh tế Mỹ sẽ không tăng trưởng quá nóng khi phục hồi sau đại dịch" (09/03)
- UNWTO: 1/3 điểm đến du lịch vẫn hoàn toàn đóng cửa với du khách quốc tế (09/03)
- WHO: Tổn thất hàng loạt gây nên bởi đại dịch nghiêm trọng hơn cả Thế chiến thứ II (08/03)
- ADB công bố dữ liệu hỗ trợ giao thông vận tải bền vững hơn ở châu Á (08/03)
- Liên đoàn Điền kinh Quốc tế đưa ra cam kết bình đẳng mới nhân ngày 8/3 (08/03)
- Angela Merkel - Bà đầm “thép” nước Đức (08/03)
- 40% dân số được tiêm chủng, Israel mở cửa trở lại nhà hàng, hàng quán (08/03)
-
Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN
- Định hình tương lai bình đẳng hơn trong thế giới COVID-19
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19
- Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Canada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19