ClockChủ Nhật, 26/11/2017 07:01

Myanmar và Bangladesh đạt thỏa thuận hồi hương cho người Hồi giáo Rohingya

TTH.VN - Chính phủ Myanmar và Bangladesh đã ký kết thỏa thuận hồi hương của hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya đang tị nạn tại Bangladesh, để trốn tránh bạo lực quân sự ở tiểu bang Rakhine của Myanmar.

Liên Hiệp quốc kêu gọi chấm dứt chiến dịch quân sự ở Myanmar nhắm vào người RohingyaGia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em RohingyaKhoảng 604.000 người tị nạn Rohingya đến Bangladesh từ cuối tháng 8Tương lai nào cho trẻ em tị nạn Rohingya

 Người Hồi giáo Rohingya tị nạn ở Bangladesh. Ảnh: Sputnik News

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bangladesh Abdul Hassan Mahmood Ali nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là sự trở về an toàn của một lượng lớn người Hồi giáo Rohingya, đồng thời khẳng định “việc ký kết thỏa thuận là bước đi đầu tiên. Hai quốc gia sẽ cần phải triển khai nhiều hành động khác để thúc đẩy tiến tình này diễn ra suôn sẻ hơn”. Phát biểu về các biện pháp hỗ trợ người tị nạn hồi hương, vị bộ trưởng cho biết, các ngôi nhà đã bị đốt cháy ở Rakhine cần được tái xây dựng. Ngoài ra, Chính phủ Banladesh cũng kêu gọi Myanmar tiếp nhận sự hỗ trợ của Trung Quốc và Ấn Độ trong việc xây dựng trại tạm trú cho người Rohingya.

Lời phát biểu được tuyên bố chính thức trước khi Đức Thánh Cha có chuyến thăm chính thức đến Myanmar và Bangladesh trong một tuần lễ, từ ngày 27/11 đến 2/12 tới đây, nhằm mục đích truyền bá tư tưởng “hòa giải, thứ tha và hòa bình”.

Trước đó, các chiến binh Rohingya đã tấn công các chốt cảnh sát ở bắc Rakhine, gây ra sự phản ứng dữ dội từ Chính phủ Myanmar, buộc hơn 600.000 người Rohingyas phải chạy trốn bạo lực trong nước tới biên giới với Bangladesh, dẫn đến sự chỉ trích của nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới.

Ngày 7/11, Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc đã đưa ra tuyên bố bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Myanmar và tình trạng nhân đạo đang ngày càng xấu đi ở Rakkine có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình ổn định trong khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ Sputnik News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB phê duyệt 210 triệu USD cho dự án về phụ nữ và trẻ em Bangladesh

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt 210 triệu USD cho một dự án của Bangladesh nhằm cung cấp chuyển tiền mặt và các dịch vụ tư vấn để cải thiện dinh dưỡng, mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 1,7 triệu phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 4 tuổi ở các hộ gia đình dễ bị tổn thương.

WB phê duyệt 210 triệu USD cho dự án về phụ nữ và trẻ em Bangladesh
Bình luận quốc tế
Thách thức bảo đảm nguồn cung điện

Tình trạng nắng nóng cực đoan kéo dài đang đặt nhiều nước trên thế giới trước thách thức bảo đảm nguồn cung điện cho người dân và doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ thiếu điện.

Thách thức bảo đảm nguồn cung điện
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số

Với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức diễn ra trong hai ngày 10/5 - 11/5 tại khu du lịch Labuan Bajo trên đảo Flores, Indonesia, sẽ thảo luận về các diễn biến quốc tế và khu vực, cũng như hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số, tin từ CNA cho biết.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số
[Infographics] 50 năm quan hệ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh

50 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (11/2/1973-11/2/2023), quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam và Bangladesh đã có bước phát triển to lớn về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, thương mại cho đến văn hóa, giao lưu nhân dân.

[Infographics] 50 năm quan hệ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh
Return to top