Na Uy tiếp nhận 8.000 người tị nạn Syria đến năm 2017
TTH.VN - Na Uy đồng ý tiếp nhận 8.000 người tị nạn Syria đến cuối năm 2017, theo một thỏa thuận đạt được hôm 10/6 của các đảng chính trị nước này, nhằm đáp ứng chỉ tiêu tiếp nhận người tị nạn của Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR).
Chính phủ Na Uy đang lên kế hoạch chào đón 2.000 người Syria trong năm nay, nhiều hơn 500 người so với kế hoạch trước đó, tiếp theo là 3.000 người/năm vào năm 2016 và 2017.
![]() |
Người tị nạn từ Syria ngày 10/6 - Ảnh: AFP |
Thỏa hiệp được đưa ra sau các cuộc thảo luận kéo dài giữa chính phủ cánh hữu dân tộc thiểu số, phản đối tiếp nhận thêm người tị nạn, với đảng Trung tâm và đảng Xã hội chủ nghĩa cánh tả, muốn chấp nhận 10.000 người trong vòng 2 năm.
Theo thỏa thuận, các gói hỗ trợ tài chính sẽ được phân phối đến nhiều vùng của đất nước để khuyến khích họ cung cấp nơi cư trú cho những người chạy trốn khỏi cuộc nội chiến kéo dài 4 năm ở Syria.
"Đây là một định hướng quan trọng và đúng đắn", Cơ quan viện trợ của Hội đồng tị nạn Na Uy (NRC) cho biết.
"NRC kêu gọi các nước châu Âu khác cùng làm theo. Các nước châu Âu đã làm quá ít để đáp ứng với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất kể từ Thế chiến II", cơ quan này nói thêm.
UNHCR xác nhận gần 4 triệu người Syria đã tị nạn sang các nước láng giềng kể từ cuộc xung đột nổ ra vào năm 2011.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & CNN)
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19 (05/03)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia