Năm 2015: mối đe doạ khủng bố tràn lan toàn cầu
TTH - Từ các cuộc tấn công chết người ở Paris, Pháp đến vụ nổ súng tại San Bernardino, Mỹ vừa qua, thế giới trong năm 2015 cho thấy rất dễ tổn thương trước những vụ khủng bố gây ra bởi các chiến binh thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong 12 tháng qua, tổ chức này đã bắt rễ ở Iraq và trong sự hỗn loạn của cuộc chiến Syria đã chuyển trọng tâm từ việc đánh chiếm lãnh thổ sang tấn công vào “những kẻ thù xa xôi”.
Nỗi lo khủng bố lan đi toàn cầu trong năm 2015. Ảnh: Liban8
“IS đã lan đi toàn cầu”, Richard Barrett - một cựu lãnh đạo các hoạt động chống khủng bố toàn cầu của Anh khẳng định, và nói rằng, các chính trị gia nhận thấy vấn nạn IS “thực sự rất khó khăn để đối phó”. “Công chúng đang sợ hãi, và đó chính là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố... Nhưng lúc này, làm rối lên và gửi thêm máy bay ném bom đến Syria và Iraq không giải quyết được vấn đề, thậm chí còn làm cho tình hình tồi tệ hơn”, ông nhận định.
12 tháng qua cũng cho thấy, lực lượng an ninh tại các quốc gia mục tiêu đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù các nguồn lực đã được tăng cường. “Mọi cơ quan an ninh châu Âu mà tôi nói tới trong năm nay đã tê liệt trước vấn nạn chiến binh nước ngoài, và hầu như không có giải pháp cho thực trạng này,” ông Bruce Riedel – cựu chuyên gia CIA, đang làm việc cho Viện Brookings ở Washington cho biết.
Hàng trăm công dân châu Âu gia nhập IS ở Syria và Iraq mỗi tháng, và một số kẻ sau đó trở về quê nhà với tư tưởng cực đoan, sau khi trải qua khoảng thời gian trên chiến trường.
Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & Asiaone)
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động (18/04)
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu (18/04)
- Toàn cảnh tang lễ đặc biệt của Hoàng thân Philip (18/04)
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày (18/04)
- Sông Mekong trước những bất thường (17/04)
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019 (17/04)
-
Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”