ClockThứ Sáu, 30/12/2016 14:10

Năm 2016, năng suất lao động người Việt tăng bao nhiêu %?

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực.

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực (ảnh minh họa)

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2016. Trong đó, năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015, đạt 84,5 triệu đồng/lao động, tương đương khoảng 3853 USD/lao động.

Báo cáo cho hay mặc dù năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều từ năm 2011 nhưng còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực.

Năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Phillippines và 48,8% của Indonesia.

Nói cách khác, năm 2015, một người Singapore có năng suất làm việc bằng gần 23 người Việt Nam, một người Malaysia bằng gần 6 người Việt Nam, một người Thái Lan bằng gần ba và một người Philippines hay Indonesia cũng vẫn bằng hơn hai người Việt Nam.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2016 ước tính 47,7 triệu người, tăng 275.900 người so với năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, thấp hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,4% của năm 2014.

Quy mô dân số đến cuối năm 2016 ước tính là 92,7 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với năm 2015. Trong đó, dân số thành thị 32 triệu người, nông thôn là 60,6 triệu người.

Theo Tổ chức lao động thế giới ILO, năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động).

Các chuyên gia của ILO cho biết, năng suất lao động trong ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp cao hơn rất nhiều so với ngành nông nghiệp. Ở những quốc gia như Campuchia, Lào và Việt Nam vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, vậy nên có năng suất lao động chung thấp hơn. Ngược lại, Singapore có mức năng suất lao động cao hơn, bởi vì nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm.

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Xây dựng chính sách ưu đãi tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp

Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt khẳng định: năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.

Xây dựng chính sách ưu đãi tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp
Return to top