Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Nam Đông khát nước sạch
TTH - Các công trình nước tự chảy bị hư hỏng chậm khắc phục khiến nhiều hộ dân ở Nam Đông đang lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Thiếu nước sạch hơn 1 năm nay
Đã nhiều tháng nay, người dân thôn 5 xã Hương Sơn (
![]() |
Bể chứa của người dân không có nước hơn một năm nay |
Ông Phùn còn cho biết, toàn thôn 5 có khoảng 32 hộ, nhiều năm nay đều sử dụng từ công trình nước tự chảy. Từ khi công trình hư hỏng, cả thôn đều phải sử dụng nước suối và nước mưa để phục vụ trong sinh hoạt. Hàng chục hộ dân ở thôn 4, xã Hương Sơn cũng lâm vào cảnh tương tự. Ông Hồ Minh Thức ở thôn 4 nói: “công trình nước tự chảy bị hư hỏng, bà con quay lại sử dụng nguồn nước suối không hợp vệ sinh”.
Theo bà Hồ Thị Thời, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn, công trình nước tự chảy ở Hương Sơn được xây dựng từ năm 2004 do dự án NAV tài trợ với tổng kinh phí khoảng 1 tỷ đồng. Công trình có quy mô chiều dài 10m, rộng 8m, cao 6 mét, với dung tích bể chứa khoảng 250m3. Đường ống chính dẫn nước từ bể chứa về khu dân cư kích cỡ fi 100, dài trên 2km, trong đó một nửa đường ống sắt đấu nối một nửa đường ống nhựa và hệ thống đường ống dẫn nước từ ống chính vào các hộ gia đình... Công trình được bàn giao cho địa phương sử dụng và quản lý, phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho khoảng 70% hộ dân trong tổng số 303 hộ trên địa bàn xã. Tuy nhiên, hơn 1 năm nay do các hạng mục đập đầu mối, bể chứa, nắp đậy bị vỡ với khối lượng khoảng 35%; hệ thống đường ống chính bị rò rỉ, dập nát nhiều đoạn nên người dân phải sử dụng nước suối trong sinh hoạt. Chính quyền địa phương nhiều lần kiến nghị với cấp trên hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhưng đến nay chưa được giải quyết.
Mong sớm khắc phục
Ông Trương Công Nam, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước tỉnh cho biết, vừa qua lãnh đạo công ty và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xin kinh phí cho dự án cấp nước sạch trên địa bàn huyện Nam Đông, với tổng kinh phí khoảng 25 tỷ đồng. Đến nay, Bộ vẫn chưa có quyết định về hỗ trợ kinh phí nên công ty vẫn chưa thể lập dự án xây dựng công trình. Theo ông Trương Công Nam, nếu kinh phí sớm được đầu tư thì công ty sẽ triển khai dự án ngay trong năm 2012.
Ông Lê Minh Hòa, Q. Trưởng phòng Dân tộc huyện Nam Đông cho biết, toàn huyện Nam Đông có 5 công trình nước tự chảy ở Thượng Lô, Thượng Long, Hương Hữu, Thượng Nhật, Hương Sơn do các chương trình, dự án trong và ngoài nước hỗ trợ xây dựng, bình quân mỗi công trình khoảng 1 tỷ đồng; dung tích bể chứa khoảng 200-300 m3. Do được xây dựng từ năm 2004 đến nay nên hầu hết các công trình bị xuống cấp, hư hỏng không phát huy tác dụng. Theo ông Lê Minh Hòa, nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền địa phương và người dân thiếu ý thức trách nhiệm trong quản lý, duy tu bảo dưỡng. Từ khi bàn giao đưa vào sử dụng đến nay, hầu hết các địa phương đều không có cơ chế quản lý công trình. Nhiều người dân chưa được hưởng lợi đã cố tình gây hư hỏng bể chứa, hệ thống đường ống. Bão lũ hằng năm cũng là tác nhân dẫn đến công trình bị xuống cấp, hư hỏng nặng.
Việc hệ thống công trình nước tự chảy trên địa bàn huyện bị xuống cấp, hư hỏng đang là vấn đề rất nan giải đối với huyện. Phòng Dân tộc huyện phối hợp với các ban ngành đã tổ chức kiểm tra, khảo sát tình hình và có hướng đề xuất cấp trên đầu tư sửa chữa các công trình. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của Chương trình 134, các ban ngành đã đầu tư khắc phục, sửa chữa một số hạng mục. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí hạn chế nên những hạng mục quan trọng như đường ống chính vẫn chưa được khắc phục. Nhiều công trình vẫn chưa thể phát huy tác dụng như công trình ở các xã: Hương Sơn, Thượng Nhật, Thượng Lộ...
Theo ông Lê Minh Hòa, các ban ngành cấp trên cần tăng cường tổ chức khảo sát, nghiên cứu để có hướng đầu tư khắc phục, sửa chữa hợp lý. Hạng mục nào hư hỏng nặng, không có tác dụng cần phải đầu tư thay mới. Sau khi sửa chữa, bàn giao công trình, các địa phương cần có quy chế, quy định về cơ chế quản lý như thu phí sử dụng nước để phục vụ việc duy tu bảo dưỡng, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm... Người dân cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, duy tu bảo dưỡng nhằm đảm bảo công trình phát huy tác dụng và bền vững.
Bài, ảnh: Hoàng Thế
- Nỗ lực để UNESCO công nhận Huế là thành phố sáng tạo (04/03)
- Vinh Mỹ trồng thành công khoai mài (04/03)
- MediaTek công bố chip SoC MT9638 dành cho TV 4K (04/03)
- Samsung đưa công nghệ Micro LED vào TV truyền thống (04/03)
- Thả hơn 41 ngàn con cá giống xuống sông Hương (04/03)
- Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây (04/03)
- Xây dựng A Lưới ngày càng giàu, đẹp (03/03)
- Kết nối, phát triển từ những con đường (03/03)
-
Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây
- Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó
- Thông báo bán xe ô tô 47 chỗ ngồi
- Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây”
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của Huế
- Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Nếu biết phát huy, nghề kim hoàn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
- Hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục
- Kết nối startup qua bản đồ khởi nghiệp
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Quảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bát
- CPI tháng 2/2021 có mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
- Kêu gọi doanh nghiệp vào Cụm công nghiệp An Hòa
- Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
-
Ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực hoạt động của thư viện
-
“Giấc mơ” công nghệ số
- Lọc nước máy đầu nguồn