ClockThứ Bảy, 18/06/2016 05:46

Nam Đông thiếu nước sạch

TTH - Các xã vùng cao huyện Nam Đông đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sử dụng.

Sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt tại xã Thượng Nhật

Hệ thống nước tự chảy “đắp chiếu”

Người đàn ông lớn tuổi, nhễ nhại mồ hôi đẩy chiếc xe rùa chở 2 thùng nước giữa trưa hè là hình ảnh chúng tôi bắt gặp tại xã Thượng Nhật trong chuyến công tác Nam Đông mới đây. Đó là ông Hồ Văn Dương, thôn 3, xã Thượng Nhật. “Cả thôn có 104 hộ nhưng chỉ có 40 hộ sử dụng nước tự chảy. Còn lại đều phải sử dụng nước giếng, nước suối trong sinh hoạt. Muốn lấy nước cũng phải đi cách xa 2km đến 5km. Nhà có xe máy, xe đạp còn đỡ, chứ không có thì phải gánh, đẩy xe đi lấy nước vất vả lắm”, ông Dương cho biết.

Cũng theo ông Dương, thôn chỉ có 3 giếng đào nhưng cứ đến mùa nóng là nhiễm phèn không dùng được. Người dân trong thôn dựa cả vào nguồn nước suối. Mà nước suối thì khỏi nói về độ “bẩn”, cứ nhìn lũ trâu đang ngụp lặn dưới kia và những gói, chai thuốc trừ sâu trôi dạt vào bờ là biết. Một số nhà có điều kiện mới mua nước đóng chai, bình lọc nước về sử dụng, còn lại sử dụng nguồn nước này hết. Không riêng gì thôn 3 mà gần 300 hộ dân của xã Thượng Nhật vẫn sử dụng nguồn nước khe suối trong sinh hoạt. Đó cũng là hình ảnh chung của 5 xã vùng cao của huyện Nam Đông.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khu vực 5 xã vùng cao huyện Nam Đông (Thượng Long, Thượng Nhật, Hương Hữu, Hương Giang, Thượng Quảng) có 2.700 hộ, trong đó có 520 hộ đang sử dụng nguồn nước tự chảy, còn lại đang sử dụng nước sinh hoạt lấy từ khe suối, giếng đào có chất lượng nước chưa qua xử lý, thường bị nhiễm chua, phèn. Trên địa bàn này có 10 công trình cấp nước tự chảy với quy mô nhỏ, được xây dựng trước 2005, hầu hết đã hư hỏng, xuống cấp.

Người dân vùng cao xã Thượng Nhật phải dùng xe rùa đi lấy nước cách 2km đến 5km

Nguyên nhân là do quá trình quản lý sử dụng chưa được quan tâm đúng mức, năng lực quản lý yếu, thiếu vốn duy tu, bảo dưỡng nên các công trình này đều xuống cấp và hoạt động kém hiệu quả, 2 công trình hư hỏng hoàn toàn. Trong đó, xã Thượng Long có 3 công trình; xã Hương Hữu có 1 công trình; Thượng Nhật có 3 công trình. Tại xã Hương Giang chưa có công trình nước tự chảy, người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khơi, sông, suối… phục vụ sinh hoạt. Năm 2014, Sở Khoa học Công nghệ hỗ trợ cho 200/395 hộ dân của xã bộ xử lý nước mini, tuy nhiên hệ thống này không ổn định, thường xuyên bị tắc. Tại xã Thượng Quảng, người dân chủ yếu vẫn sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt.

Đề xuất xây dựng nhà máy nước tại Thượng Long

Để cung cấp nước sạch cho người dân Nam Đông, từ năm 2010-2015, Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã đầu tư trên 13 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp xây mới hệ thống cấp nước, tiếp nhận và cải tạo hệ thống cấp nước Hương Sơn, đảm bảo cấp nước an toàn bền vững trên địa bàn huyện. Đồng thời, nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch từ 11,7% lên 31,3%.

Theo ông Trần Văn Thọ, Phó Giám đốc HueWACO, để cấp nước sạch cho toàn huyện Nam Đông, đến 2019, cần chi phí xây dựng gần 105 tỷ đồng. Trong đó, 26,6 tỷ đồng mở rộng mạng lưới cấp nước 4 xã Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú, Thượng Lộ, nâng số hộ dùng nước 4 xã này từ 822 hộ lên 2.222 hộ; 77,8 tỷ xây dựng nhà máy nước Thượng Long công suất 4.000m2/ngày đêm và hệ thống tuyến ống cấp nước cho 5 xã vùng cao.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cuộc họp bàn giải pháp cấp nước sinh hoạt các xã vùng cao huyện Nam Đông, việc cần làm trước mắt là kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí khoảng 4 tỷ đồng và giao UBND huyện Nam Đông làm chủ đầu tư để sửa chữa nâng cấp các công trình nước tự chảy bị hư hỏng, xuống cấp, kịp thời phục vụ cho người dân. Sau khi các công trình đầu tư sửa chữa, nâng cấp, huyện Nam Đông cần chỉ đạo các địa phương thành lập các HTX quản lý vận hành các công trình trên để sử dụng hiệu quả. Đồng thời, nên bàn giao các công trình nước sạch tự chảy trên địa bàn cho HueWACO quản lý khai thác. Đề xuất UBND tỉnh sớm có chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch tại xã Thượng Long có công suất 2.000m2/ngày đêm để phục vụ cho 5 xã vùng cao với kinh phí khoảng 40 tỷ đồng, giao cho HueWACO làm chủ đầu tư và quản lý vận hành cấp nước lâu dài sau đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cũng thống nhất giao HueWACO chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan khảo sát, đề xuất quy mô, các loại hình cấp nước và lộ trình đầu tư phù hợp với thực tế để cung cấp nước sạch cho địa bàn 5 xã vùng cao; nghiên cứu, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho dự án… Cần xem xét đánh giá xác định nguyên nhân vì sao các bộ xử lý nước bị hỏng. Nếu cần thiết sửa chữa, đề xuất kinh phí hỗ trợ để khôi phục lại việc sử dụng và có thể mở rộng đến các nơi không có nước sạch. HueWACO tiến hành thống kê các “điểm trắng” về nước sạch trên địa bàn huyện, kịp thời báo cáo, đề xuất đầu tư. UBND huyện Nam Đông phải có kế hoạch vận động Nhân dân quản lý, bảo dưỡng hợp lý các thiết bị cấp nước hiện có, phối hợp với các sở, ngành tìm giải pháp cấp nước phù hợp.

HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn

Kỷ niệm 23 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), nhiều hoạt động âm nhạc được tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Ngoài âm nhạc, gia đình cố nhạc sĩ chuyển hướng sang các hoạt động tưởng nhớ thiết thực, ý nghĩa hơn.

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn
Khánh thành Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên

Chiều 30/3, Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Xử lý nước sạch (NMXLNS) Vạn Niên công suất 120.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 60.000m3/ngày đêm) và Trung tâm Vận hành tự động Hệ thống cấp nước.

Khánh thành Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên
Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên: “Trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh

Sở hữu công nghệ hiện đại cùng nguồn nhân lực chất lượng cao, Dự án Nhà máy xử lý nước sạch (NMXLNS) Vạn Niên công suất 120.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 60.000m3/ngày đêm), sau khi hoàn thành được ví như “trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh. Dự án góp phần hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn (CNAT) cho người dân trước những mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên “Trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh
Thêm nhiều hộ dân Phú Vang được sử dụng nước sạch

Công trình nâng cấp hệ thống cấp nước sạch tại thôn Hà Úc 1 (xã Vinh An, huyện Phú Vang) khánh thành chiều 30/1. Công trình là l trong 5 dự án nước sạch thuộc chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" trong năm 2023 do nhãn hàng bia Huda tổ chức.

Thêm nhiều hộ dân Phú Vang được sử dụng nước sạch
9X vùng cao khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ

Tốt nghiệp ngành Hướng dẫn viên du lịch, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, sau khoảng thời gian khủng hoảng do dịch COVID-19, Hồ Viết Ái Duy (sinh năm 1997, dân tộc Pa Cô, trú thôn Âr Kêu Nhâm, xã Quảng Nhâm) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ an toàn sinh học.

9X vùng cao khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ

TIN MỚI

Return to top