Nam Đông tích cực phòng chống sốt xuất huyết
TTH - Theo bác sĩ Hồ Thư, Giám đốc Trung tâm Y tế Nam Đông, hiện địa phương có 20 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH). Địa phương đang tích cực huy động toàn dân tham gia phòng chống bệnh.
Ngay khi có những ca bệnh SXH, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐPCD) huyện tổ chức hội nghị phòng chống SXH. Ngành y tế huyện Nam Đông, cộng đồng và chính quyền các địa phương có ca bệnh SXH đã triển khai nhiều biện pháp tích cực đồng bộ để khống chế tình hình bệnh SXH trên toàn địa bàn.
![]() |
Cán bộ y tế Nam Đông tuyên truyền cho trẻ em về bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Phúc Hưng |
Trạm y tế các địa phương nghi có bệnh SXH: Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú, thị trấn Khe Tre, đã thực hiện thu dung bệnh nhân, điều trị tích cực tại cơ sở y tế; tiến hành điều tra lập danh sách những người có liên quan bệnh nhân tại hộ gia đình và người liên quan để quản lý, theo dõi nếu có biểu hiện mắc bệnh cho nhập viện, không để muộn dẫn đến bệnh nặng, nguy hiểm tính mạng và lây lan cho nhiều người dân trong cộng đồng.
BCĐPCD cùng ngành y tế huyện và cộng đồng phát động chiến dịch thau vét bọ gậy, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, các ổ nước đọng và tổng vệ sinh môi trường; đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa ngoài trời và trong nhà để kiểm soát luợng muỗi Aedes, làm giảm thiểu nơi đẻ trứng của muỗi, đồng thời phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
Các biện pháp PCD SXH, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của huyện, xã về tận thôn, tổ, cụm dân cư được đẩy mạnh. Các trạm y tế tổ chức họp dân nói chuyện, trực tiếp phát tờ rơi về các biện pháp PCD SXH, giúp cho người dân hiểu rõ và biết được: Bệnh SXH hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Với những biện pháp tích cực truyền thông và chỉ đạo trực tiếp của BCĐPCD các cấp, ý thức phòng chống bệnh của người dân đã chuyển biến, tham gia phun hóa chất diện rộng trên toàn địa bàn để tiêu diệt muỗi truyền bệnh, tích cực thực hiện việc thau vét bọ gậy, vệ sinh cảnh quan môi trường để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Định kỳ thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. Theo bác sĩ Hồ Thư, với nhiều biện pháp phòng chống, ngăn chặn sinh sôi của bọ gậy, hiện toàn huyện có chỉ số bọ gậy ở ngưỡng dưới 20. Đây là chỉ số an toàn. Các địa phương thực hiện thống kê, lập danh sách quản lý tất cả người dân đi về quê cũ, thăm người thân tại các huyện đồng bằng có SXH và trở lại Nam Đông để chủ động phát hiện, quản lý nếu bị lây SXH sẽ điều trị bệnh sớm; củng cố nhân sự cơ động chống dịch, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men hóa chất, sẵn sàng chống dịch; thực hiện chế độ thường trực xử lý dịch, thông tin báo cáo theo quy định.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống SXH, Trung tâm Y tế huyện Nam Đông cũng vừa tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn về quy trình giám sát, xử lý và phân tuyến điều trị bệnh SXH trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt sốt huyết Dengue theo quy định của Sở và Bộ Y tế. Qua đó, giúp các thầy thuốc cập nhật các kiến thức mới trong điều trị và giám sát xử lý dịch tại cộng đồng. Vấn đề quan trọng là cán bộ y tế cần xác định được ca bệnh lâm sàng, có thái độ xử trí đúng, phù hợp nhất, hạn chế đe dọa tính mạng bệnh nhân theo phân tuyến điều trị. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục và huy động cộng; thực hiện có hiệu quả công tác phòng dịch, xử lý đúng quy trình các ổ dịch…
Nguy cơ dịch SXH sẽ bùng phát, nếu chủ quan, lơ là. Cán bộ, Nhân dân Nam Đông đang cùng vào cuộc, quyết tâm ngăn chặn, khống chế bệnh SXH.
Xuân Hồng
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (28/02)
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 (28/02)
- Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước (27/02)
- Những bóng hồng “lì đòn” (27/02)
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập (27/02)
- Trên tuyến đầu chống dịch (26/02)
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn (26/02)
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 (26/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
-
Hơn 300 tình nguyện viên ĐH Huế hỗ trợ các chốt phòng, chống dịch
- Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Chủ động, linh hoạt hơn nữa trong xử lý tình huống
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Sáng 22/2, Hải Dương thêm 4 ca mắc Covid-19
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- 100% tân binh lên đường nhập ngũ sẽ được xét nghiệm COVID-19
-
Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên