Nạn đói cướp đi sinh mạng 3,1 triệu trẻ em thế giới mỗi năm
TTH.VN - Nạn đói do xung đột và bất ổn khiến khoảng 3,1 triệu trẻ em tử vong trên toàn cầu hàng năm, báo cáo của Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) năm 2015 cho thấy.
Một báo cáo chung vừa được phát hành ngày hôm qua (12/10) của tổ chức từ thiện Cứu đói Thế giới (Welthungerhilfe - Đức), Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế và tổ chức Mối quan tâm toàn cầu của Ireland chỉ rõ, "xung đột và nạn đói có mối liên kết chặt chẽ với nhau". Báo cáo cũng cho biết, có gần 800.000 người bị đói trên toàn thế giới.
Những đứa trẻ nghèo đói ở Somali. Ảnh: PressTV
Theo đó, tình trạng bất ổn dân sự đã dẫn đến mức độ "nghiêm trọng" và "đáng báo động" của nạn đói diễn ra ở 52 nước đang phát triển, và nói thêm rằng, sự bất ổn và xung đột bạo lực là những yếu tố then chốt khiến Cộng hòa Trung Phi và Chad trở thành những quốc gia rơi vào nạn đói tồi tệ nhất trong danh sách thống kê.
"Xung đột như ở Syria, Iraq và Nam Sudan là những tác nhân lớn nhất của nạn đói", Chủ tịch tổ chức Cứu đói Thế giới Bärbel Dieckmann cho biết, và nói thêm rằng tình trạng chiến tranh trên khắp thế giới đã ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 172 triệu người dân.
Bà Dieckmann lưu ý, những người đang mắc kẹt trong những đất nước bị chiến tranh tàn phá phải gánh chịu những vấn đề lớn nhất về "an ninh lương thực" và đang cần sự hỗ trợ để khôi phục lại cuộc sống. Theo nhận định của bà Dieckmann, nếu không giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột vũ trang, những tiến bộ đạt được trong những nỗ lực giảm nạn đói sẽ không kéo dài.
Cùng với Zambia, Đông Timor, Sierra Leone, Haiti, Madagascar, và Niger thì Yemen và Afghanistan cũng nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạn đói.
"Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho những người dân này và để giúp khôi phục sinh kế cho họ," bà Dieckmann nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh thực trạng trên thì các chỉ số trong báo cáo cũng cho thấy các nước như Ukraine, Brazil, Azerbaijan, Croatia, Latvia, Peru, Mông Cổ, Bosnia, Herzegovina, Venezuela và Cộng hòa Kyrgyz đã có nhiều biện pháp quản lý hiệu quả, làm giảm đáng kể mức độ nạn đói ở các nước này kể từ năm 2000.
Tố Quyên (lược dịch từ PressTV)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU