ClockThứ Hai, 31/08/2015 09:58

Nâng cao giá trị hạt gạo

TTH - Cơ giới hóa nông nghiệp đã giúp nông dân giảm bớt sức lao động. Trước đây, để thu hoạch được một sào lúa, nông dân phải dậy từ tinh mơ; huy động tối thiểu từ 3 lao động chính, quần quật cả ngày mới xong; nay chỉ bỏ tiền ra thuê máy gặt đập liên hợp, chỉ sau 15 phút thì lúa đã ra lúa, rơm đã ra rơm... Các khâu làm đất, chăm bón, tưới tiêu cũng đã "khỏe hơn" nhờ cơ giới hóa.

Tuy nhiên, cũng chính từ việc cơ giới hóa đã nâng chi phí sản xuất lên cao, trong lúc giá thóc lại quá thấp khiến nông dân không có lãi. Theo tính toán của nông dân, đầu tư một sào lúa từ thuê làm đất đến thuê máy gặt, phâm bón, nước... chi phí ngót nghét 2 triệu đồng; trong lúc nếu được mùa, sào cho hơn 3 tạ thóc, với giá trên dưới 6 trăm ngàn đồng/tạ hiện nay thì thu lại chưa đến 2 triệu đồng, cùng lắm là hòa vốn.

Điều này cho thấy, lợi nhuận từ việc trồng lúa của nông dân đã vào tay người khác. Nông dân biết được điều đó nhưng không thể làm khác. Nhiều người cũng muốn tự bỏ công làm lãi, nhưng trong xu thế chung cộng với áp lực từ khung thời vụ, buộc nông dân phải chấp nhận mô hình sản xuất mới.
Không thể phủ nhận vai trò của cơ giới hóa nông nghiệp, đã giải phóng sức lao động cho người nông dân; song, với thực trạng phân phối lợi nhuận như hiện nay thì cơ giới hóa trở nên vô nghĩa đối với người nông dân. Thật ra, với giá máy cày, máy gặt và một số dịch vụ khác trên thị trường là tương đối; vấn đề then chốt đặt ra là giá thóc quá thấp, khiến nông dân thiệt thòi.
Ai đã từng trải qua thập niên tám mươi, chín mươi của thế kỷ trước mới thấu được sự vất vả của vấn đề thiếu lương thực. Từ khi Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (còn gọi là khoán 10), ra đời năm 1988, đã kích thích sản xuất, khơi dậy tiềm năng nông nghiệp của quốc gia; đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong xu thế hội nhập hiện nay, hạt gạo Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức bởi sự cạnh tranh về chất lượng, quy trình sản xuất tiên tiến từ các nước; cộng với vấn đề thu mua, bao tiêu sản phẩm ở trong nước còn nhiều hạn chế đã tác động xấu đến lợi ích của người nông dân.
Hội thảo “Góp ý đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức cuối tháng 8 vừa qua khẳng định, lúa gạo là một trong những ngành quan trọng nhất, tác động đến phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu của đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo là đến năm 2020, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% trở lên. Hy vọng với nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài, hạt gạo người nông dân làm ra thực sự có giá trị; từng bước nâng cao đời sống cho người nông dân, để nông dân yên tâm gắn bó với đồng ruộng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

TIN MỚI

Return to top