Nền văn minh châu Âu đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng?
TTH.VN - Trong bối cảnh châu Âu đang trải qua khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà chính luận người Mỹ Patrick J. Buchanan ngày 12/11 có bài viết trên The American Conservative xoay quanh câu hỏi: “Liệu nền văn minh châu Âu có thể tồn tại trong thế kỷ 21?”
Châu Âu không thể nào tiếp nhận hàng triệu người tị nạn chạy trốn khỏi các khu vực chiến tranh tàn phá ở Trung Đông và Bắc Phi; những người đến từ các nền văn minh và văn hóa khác sẽ làm thay đổi bộ mặt của Châu Âu mãi mãi, theo chuyên gia cố vấn của hai cựu Tổng thống Mỹ Nixon và Reagan, đồng thời là nhà bình luận chính trị bảo thủ Patrick J. Buchanan.
![]() |
Một trung tâm đăng ký tị nạn tại thành phố Passau, phía nam nước Đức. Ảnh: AP |
“Châu lục này sẽ không bao giờ còn như trước nữa. Các mối đe dọa đang dần lớn lên bởi sự di cư hàng loạt vào châu Âu. Liệu một nền văn minh vẫn tồn tại khi có sự thay thế bởi sức lan tỏa của các dân tộc, tôn giáo, và nền văn minh khác? Hãy hỏi những người bản địa ở châu Mỹ”, học giả kiêm ký giả Patrick Buchanan viết trên The American Conservative.
“Châu Âu vẫn là châu Âu khi hàng loạt người Ả Rập, Hồi giáo, châu Á, và châu Phi đến định cư? Điều gì sẽ liên kết châu Âu với nhau? Thương mại tự do chăng?”, ông Buchanan đặt câu hỏi khiến nhiều đọc giả phải suy ngẫm.
Tác giả đến từ Washington cũng nhắc nhở rằng, không giống như Mỹ, châu Âu chưa bao giờ có kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng tị nạn. Thật vậy, trong giai đoạn 1890-1920, nước Mỹ đã phải đối mặt với một làn sóng tị nạn khổng lồ. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ là công dân châu Âu, chủ yếu là các cộng đồng Kitô hữu.
Thế nhưng, những người tị nạn đang đổ vào châu Âu hiện nay là đại diện cho các nền văn minh và văn hóa hoàn toàn khác. Họ chắc chắn không có xu hướng hội nhập vào cộng đồng châu Âu mà đang cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của họ, bằng cách lan tỏa văn hóa của mình ở bất cứ nơi nào họ đặt chân đến, ông Buchanan nhấn mạnh.
Vấn đề càng phức tạp hơn, khi có vẻ như khủng hoảng người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông vẫn chưa có hồi kết. “Một khi biên giới châu Âu còn mở cửa, họ sẽ tiếp tục đến. Đáng nói là, số người muốn nhập cảnh vào châu lục này không chỉ là hàng triệu mà hàng chục triệu người. Và họ biết cách để đến được đó”, tác giả người Mỹ khẳng định.
Mong muốn rời bỏ chiến tranh, khủng bố và nghèo đói để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu của hàng triệu người tị nạn là điều hoàn toàn dễ hiểu. “Nhưng với tỷ lệ sinh và dân số ít ỏi, châu Âu đang già đi, co lại và chết, châu lục đang bị thay đổi mãi mãi bởi những người mới đến”, ông Buchanan cảnh báo.
Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy sự phát triển của phong trào cánh tả ở châu Âu như một phản ứng với dòng người tị nạn. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã mở cửa biên giới Đức cho hàng triệu người tị nạn cũng đang giảm dần.
Theo ông Buchanan, “nếu cuộc di cư ồ ạt không được dừng lại, sự nổi lên của các chế độ dân tộc của chủ nghĩa tự do và cánh tả ở châu Âu là điều không thể tránh khỏi. Phải chăng đó là một lối thoát?”
Lê Thảo (lược dịch từ Sputniknews & Follownews)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt (24/02)
- Các nữ vận động viên được phép mặc bikini tại giải bóng chuyền bãi biển Qatar (24/02)
- Nhật hoàng kêu gọi chính quyền nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn các vụ tự tử (24/02)
- Mỹ có nữ Đại sứ mới tại Liên Hiệp quốc (24/02)
- Biến chủng nCoV Anh nguy cơ tạo sóng lây nhiễm mới ở Mỹ (24/02)
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU (24/02)
-
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
- Tổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang Texas
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Nhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơn
- Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- 1/4 doanh nghiệp Anh sẽ sa thải nhân viên nếu chương trình hỗ trợ việc làm kết thúc sớm
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững