Nepal bất ổn sau cuộc biểu tình khiến 9 người thiệt mạng
TTH.VN - Hãng Reuters ngày hôm nay (25/8) đưa tin, nhiều binh sĩ Nepal bắt đầu nhiệm vụ tuần tra tại Kailali - một thị trấn biên giới nhỏ ở phía tây nước này, sau khi xảy ra vụ bạo động nghiêm trọng của những người biểu tình trước những cải cách của Chính phủ ở tỉnh này, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương vào hôm 24/8.
Ngay sau khi xảy ra cuộc đụng độ nói trên, chính quyền Nepal tuyên bố áp đặt lệnh giới nghiêm và huy động quân đội đến khu vực này để dập tắt các cuộc biểu tình ở huyện Kailali, gần biên giới với Ấn Độ.
Nhiều binh sĩ Nepal được điều động đến tuần tra tại huyện Kailali - Ảnh: AFP
"Chúng tôi đã gửi đủ quân để hỗ trợ cho các cơ quan dân sự trong việc duy trì luật pháp và trật tự ở đó", phát ngôn viên quân đội Jagadish Chandra Pokharel nói.
Việc triển khai quân sự rất hiếm khi xảy ra này là động thái để phản ứng lại với tình trạng bất ổn sau khi xảy ra cuộc biểu tình dẫn đến đụng độ của hàng nghìn người, khiến ít nhất 6 nhân viên cảnh sát và 3 người biểu tình thiệt mạng hôm 24/8, trong đó có 1 cảnh sát bị người biểu tình bao quanh và đốt chết, Chính phủ Nepal cho biết. Giới chức địa phương cũng cảnh báo rằng, số người thiệt mạng có thể sẽ còn tăng lên nữa.
Những người biểu tình, chủ yếu từ cộng đồng dân tộc Tharu, phản đối một kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ Nepal, theo đó sẽ sáp nhập khu vực này vào một đơn vị hành chính khác ở vùng cực Tây đất nước trong một hiến pháp mới của liên bang dự kiến sẽ được hoàn thành trong tháng 8. Trong khi đó, người dân ở đây lại muốn mình là một tỉnh độc lập, bất chấp chủ trương của chính quyền Nepal là muốn biến nước này thành một Nhà nước liên bang (gồm 7 bang) để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở ở New York lên tiếng kêu gọi Chính phủ Nepal phải ra lệnh điều tra khách quan đối với những cái chết vừa xảy ra.
"Chính phủ Nepal phải thẳng thắn thừa nhận những thất bại của mình trong việc gắn kết với cộng đồng địa phương và giải quyết các mối quan tâm của cộng đồng, điều đã dẫn đến sự leo thang căng thẳng khủng khiếp vừa qua," Brad Adams của Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW phát biểu. "Tuy nhiên, các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào cảnh sát là việc rất đáng tiếc".
Ông Raj Kumar Shrestha, người điều hành huyện Kailali cho biết, khoảng 20 cảnh sát đang được điều trị chấn thương sau khi bạo lực xảy ra.
Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & Dailymail)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt (24/02)
-
Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7