Nepal đào tạo 50.000 lao động để tái thiết đất nước
TTH.VN - Tờ Reuters hôm nay (15/7) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Nepal cho biết, Nepal sẽ đào tạo 50.000 lao động để thực hiện việc tái thiết đất nước sau các trận động đất.
Đây là chương trình phát triển kỹ năng lớn nhất trong lịch sử của nước này, khi tăng trưởng kinh tế dự kiến giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm.
Quốc gia nghèo khó đang cần 6,6 tỷ USD để tái xây dựng sau trận động đất kép vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua, được cho là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của Nepal, khiến gần 9.000 người thiệt mạng.
![]() |
Những ngôi nhà bị hư hại và đổ sập trong trận động đất ở Bhaktapur, Nepal - Ảnh: Reuters |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nepal Ram Sharan Mahat cho hay, chính phủ sẽ đào tạo hàng chục ngàn người dân để làm việc như thợ mộc, thợ ống nước, thợ điện và thợ hồ. Chương trình sẽ giúp bù đắp nguồn lao động thiếu hụt sau khi hàng triệu thanh niên Nepal đi đến Trung Đông và các quốc gia châu Á khác để làm việc, nhất là là lao động ở lĩnh vực xây dựng.
Ông Mahat nhận định, nền kinh tế có thể tăng trưởng ở mức 3% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2007. Song, các quan chức Bộ Tài chính cho biết, việc tái thiết sẽ giúp mức tăng trưởng tăng lên 6% trong năm tới .
Chính phủ sẽ sử dụng 910 triệu USD trong năm nay để xây dựng lại cơ sở hạ tầng bao gồm các công trình công cộng, di tích và nhà dân bị phá hủy bởi những trận động đất.
Nepal đã nhận sự hỗ trợ từ lực lượng cứu hộ và cứu trợ quốc tế, hoạt động với công suất lớn và kết thúc vào tháng 6 vừa qua. Tiếp đến, đất nước cần tập trung vào việc giúp đỡ các nạn nhân và tái xây dựng.
Nhiều người dân Nepal đang sống trong các trại tị nạn vẫn chưa nhận được viện trợ từ chính phủ. Liên Hiệp Quốc ước tính hơn 2,8 triệu người đang cần các gói viện trợ nhân đạo khẩn cấp như chỗ ở, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ.
Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Dailynewsleak)
- Định hình tương lai bình đẳng hơn trong thế giới COVID-19 (07/03)
- Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19 (07/03)
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN (07/03)
- Tổng thống Ukraine ấn tượng với những thành tựu của Việt Nam (07/03)
- Thượng viện Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD (07/03)
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại” (06/03)
- Canada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson (06/03)
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4 (06/03)
-
Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN