Nga cảnh báo “mục tiêu tấn công” với các quốc gia Baltic triển khai tên lửa Mỹ
TTH.VN - Nga ngày 25/6 đã phản ứng gay gắt tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter về việc Mỹ sẽ triển khai vũ khí hạng nặng tới Trung và Đông Âu.
![]() |
Hình minh họa. (Ảnh: AFP) |
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, ông Yevgeny Lukyanov tuyên bố: các quốc gia thuộc vùng Baltic như Latvia, Litva và Estonia có thể trở thành mục tiêu của kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga nếu quyết định triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ nước mình.
“Họ cần nghĩ tới những vấn đề khác phát sinh nếu triển khai các hệ thống tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ của họ. Khi đó, các kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga sẽ trở thành mục tiêu của những hệ thống đó và ngược lại”, ông Lukyanov tuyên bố.
“Nếu muốn trở thành những mục tiêu bị tấn công vì các hệ thống vũ khí của Mỹ thì đó là lựa chọn của họ. Tính hợp lý trong bất cứ cuộc xung đột nào là không có bên nào giành chiến thắng. Kích động những quốc gia mới trở thành thành viên của NATO không phải là ý tưởng hay để cáo buộc về mối đe dọa từ Nga”, ông Lukyanov nhấn mạnh.
Trước đây Tổng thống Obama từng hủy bỏ ý định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mà chính phủ tiền nhiệm từng lên kế hoạch tại Ba Lan và một quốc gia khác ở Đông Âu. Đây là chương trình nằm trong chiến lược bảo vệ lợi ích của Mỹ trước mối đe dọa tới từ Iran.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ giữa phương Tây và Nga đang xuống tới mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ lại tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạng nặng tại các nước Trung và Đông Âu, đầu tiên là các nước có chung biên giới với Nga.
Theo Dân Trí
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU