Nga khẳng định vai trò trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế
TTH - Hai tuần trôi qua (30/9-14/10) kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự nhắm mục tiêu vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các nhóm phiến quân khủng bố khác tại Syria. Thế giới chứng kiến nhiều thay đổi lịch sử trong trận chiến chống khủng bố quốc tế; tiêu biểu nhất là sự suy yếu rõ rệt của IS ở Syria đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Moscow trong cuộc chiến này.
Nhiều phản ứng trái chiều
Trước những diễn biến trong chiến dịch quân sự của Moscow tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ quan ngại rằng, những động thái quân sự của Nga có thể làm gia tăng số người Syria rời bỏ quê hương, khiến quốc gia láng giềng của Syria phải chịu thêm áp lức về người tị nạn.
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin đón nhận nhiều lời ca tụng của người dân Trung Đông trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Ảnh: RT |
Cùng quan điểm với Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Pakistan cũng cho rằng, thực tế các bên có lợi ích khác nhau cùng can thiệp quân sự vào Syria sẽ chi phối đáng kể nỗ lực hợp tác quốc tế chống IS, khiến các nước gặp nhiều trở ngại trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố tại Syria.
Trái lại, Iran khẳng định sẽ tích cực hậu thuẫn chiến dịch của Nga và cho hay, hoạt động quân sự của Moscow sẽ giúp Chính phủ Syria phá vỡ thế bế tắc quân sự, cũng như hỗ trợ lực lượng nước này tấn công IS một cách hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, đại diện phong trào Badr có sức ảnh hưởng lớn với người Hồi giáo dòng Shiite tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Nga không kích IS ở Iraq, đồng thời nhận định vị thế của Nga trong khu vực đang ngày càng tăng.
Không ngừng kêu gọi thêm sự ủng hộ
Phát biểu trên truyền hình Moscow hôm 11/10, người đứng đầu điện Kremlin kêu gọi các quốc gia “cùng nỗ lực chống khủng bố quốc tế”, đồng thời phủ nhận cáo buộc cho rằng, các cuộc không kích của Nga nhắm vào lực lượng đối đầu Tổng thống Bashar al-Assad, thay vì tổ chức IS cực đoan.
Cùng ngày 11/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman nhằm tìm kiếm thêm biện pháp “đẩy lùi khủng bố tại Syria”. Phát biểu ngay sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, cả hai nước đều sẵn sàng hợp tác trong việc ngăn chặn sự bành trướng của đế chế Hồi giáo Caliphate tại Syria. Được biết, Caliphate là tham vọng của IS nhằm xây dựng thế lực tại Syria và Iraq, sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/10 khẳng định, hành động của Nga tại Syria là hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Nga muốn góp phần chống chủ nghĩa khủng bố, kẻ thù chung của khu vực Trung Đông và cũng là mối đe dọa tiềm tàng lớn nhất của cả Nga, Mỹ, châu Âu và thế giới; tuy nhiên Moscow không muốn tìm cách tranh giành vai trò lãnh đạo trong vấn đề Syria.
|
Trong một động thái liên quan, ông Putin nhấn mạnh, các nước trong khu vực như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là những đối tác quan trọng nhất của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.
Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/10 nhận định, sự hợp tác giữa Nga, Mỹ và châu Âu hiện chưa đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Syria; đồng thời cho biết, Moscow đang tìm cách mở rộng hợp tác song phương với Mỹ trong việc giải quyết vấn đề tại quốc gia Trung Đông này.
Cụ thể là, Nga cần hợp tác với Mỹ nhiều hơn nữa trong việc chia sẻ thông tin tình báo, để hai bên có thể sớm thông báo cho nhau các mục tiêu tấn công tại Syria, nhằm tránh những va chạm không đáng có.
Từng bước đẩy lùi phiến quân cực đoan
Ngày 13/10, Tổng tư lệnh quân đội và các lực lượng vũ trang Syria thông báo, Quân đội Syria chứng kiến những bước tiến đáng kể trong việc đẩy lùi phiến quân IS. Trong đó, các trung tâm chỉ huy, kho đạn dược và xe quân sự của chúng tại khu vực Tự do ở thành phố Aleppo, cũng như 13 thị trấn khác trải dài khắp các khu vực chiến lược giữa tỉnh Hama và tỉnh Latakia hoàn toàn bị phá hủy.
Lê Thảo (Tổng hợp và lược dịch từ The National Interest, BBC, RT & The Diplomat)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt (24/02)
- Các nữ vận động viên được phép mặc bikini tại giải bóng chuyền bãi biển Qatar (24/02)
- Nhật hoàng kêu gọi chính quyền nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn các vụ tự tử (24/02)
- Mỹ có nữ Đại sứ mới tại Liên Hiệp quốc (24/02)
- Biến chủng nCoV Anh nguy cơ tạo sóng lây nhiễm mới ở Mỹ (24/02)
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU (24/02)
-
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
- Tổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang Texas
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Nhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơn
- Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- 1/4 doanh nghiệp Anh sẽ sa thải nhân viên nếu chương trình hỗ trợ việc làm kết thúc sớm
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững