Thế giới

Nga-Luxembourg thảo luận về triển vọng quan hệ Nga-EU

ClockThứ Ba, 06/10/2015 14:46
TTH.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tổ chức một cuộc họp với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel tại Sochi, Nga để thảo luận về triển vọng của mối quan hệ Nga-EU, cơ quan báo chí Điện Kremlin hôm nay (6/10) cho biết.

 
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thảo luận với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel về triển vọng mối quan hệ Nga-EU. Ảnh: TASS

Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời cơ quan báo chí này đưa tin, "trong quá trình đàm phán, các vấn đề liên quan của chương trình nghị sự song phương và quốc tế sẽ được thảo luận, cũng như về triển vọng mối quan hệ giữa Nga và EU trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu mà Luxembourg đang đảm nhiệm".

Thủ tướng Bettel đến thăm và làm việc với Nga theo lời mời của các nhà lãnh đạo Nga. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông đến Nga trên cương vị Thủ tướng Luxembourg. Trong một cuộc họp với Thủ tướng Nga tại Sochi ngày hôm qua (5/10), Thủ tướng Bettel cũng nhắc đến "một lý do cá nhân" trong chuyến thăm của ông: "Tôi rất vui mừng đến thăm đất nước mà dòng máu đang chạy trong huyết quản của tôi", nói đến mối liên hệ huyết thống cá nhân của ông với nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga Sergei Rachmaninoff.

Luxembourg hiện đang giữ chức Chủ tịch của Hội đồng Liên minh châu Âu trong nửa thứ 2 của năm 2015 trong khuôn khổ sự luân phiên truyền thống.

Hồi tháng 7/2015, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bày tỏ hy vọng rằng trong nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch, "Luxembourg sẽ góp phần cải thiện tình hình trong EU và khắc phục tình trạng suy giảm đối thoại giữa Nga và Liên minh châu Âu".

Sau đó, vào cuối tháng 8/2015, Thủ tướng Luxembourg nói rằng, EU và Nga cần "một chiến lược để thoát ra khỏi khủng hoảng" xung quanh vấn đề Ukraine. Theo Thủ tướng Bettel, trong bối cảnh hiện nay thì "châu Âu tổn thất, Nga tổn thất, Ukraine cũng chung cảnh ngộ", khi "hàng loạt các biện pháp trừng phạt và các biện pháp đối ứng gây hại cho tất cả các bên".

Theo Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế quốc gia Grand Duchy của Luxembourg, kim ngạch thương mại song phương giữa Nga và Luxembourg đạt 139,5 triệu euro trong năm 2014. Vào tháng 6/2015, con số này đứng ở mức 50 triệu euro. Dầu và khí đốt của Nga vắng mặt trong thương mại song phương, khi Grand Duchy quay sang nhập khẩu nhiên liệu chủ yếu từ Bỉ, Pháp, Hà Lan và Đức.

Đồng thời, Luxembourg là nước đứng thứ 3 sau Síp và Hà Lan trong số các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nga, với khoảng 37 tỉ euro đầu tư vào nền kinh tế nước này. Ngược lại, mức đầu tư của Nga vào nền kinh tế Luxembourg cũng đạt khoảng 6 tỷ euro.

Ngoài ra, nguồn tin cho biết, Thủ tướng Luxembourg cũng sẽ thảo luận về tình hình Syria với Tổng thống Putin. Theo Thủ tướng Bettel, các hoạt động quân sự đơn phương của các quốc gia khác nhau tiến hành ở Syria chỉ cản trở việc giải quyết cuộc xung đột nói chung. "Trong tình huống này, mọi quyết định của cá nhân chỉ cản trở việc thông qua một giải pháp phối hợp thống nhất. Chúng ta chỉ có thể phát triển một chiến lược thống nhất tại bàn đàm phán. Đó là những gì tôi định thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin", Thủ tướng Luxembourg nói.

Ông Bettel nhấn mạnh rằng, để tìm ra một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề này, các cuộc đàm phán sẽ bao gồm tất cả các bên trong cuộc xung đột ở Syria, không loại trừ khả năng hội đàm với Tổng thống Syria Bashar Assad, và chỉ không cho phép đàm phán với bọn khủng bố.

Thủ tướng Luxembourg bày tỏ hy vọng rằng nền dân chủ tự do sẽ được thành lập ở Syria trong tương lai. "Để có thể tổ chức các cuộc bầu cử, hòa bình là điều cần thiết đầu tiên. Nhưng đến nay, Syria hiện vẫn đang là một đất nước bị nhấn chìm bởi chiến tranh tàn bạo", ông Bettel nhấn mạnh.

Bảo Nghi (lược dịch từ TASS & Skynews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top