Thế giới

Nga phá tan mộng vùng cấm bay của Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ

ClockThứ Hai, 09/11/2015 14:30
TTH.VN - Có thể Nga chấp nhận một vùng cấm bay trên khu vực biên giới Đông Bắc Syria để tìm một giải pháp chính trị. 

Nhưng vùng Tây Bắc biên giới Syria -Thổ Nhĩ Kỳ là không bao giờ...

Giấc mộng đẹp…

Tháng 6/2012, sau khi một máy bay do thám của Thổ Nhĩ Kỳ bị một hệ thống phòng không của Syria bắn hạ, Ankara công bố những quy tắc giao chiến mới, theo đó, không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đánh chặn, tấn công các máy bay tới gần không phận Thổ Nhĩ Kỳ. "Dù một con chim bay ngang sang không phận Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải được ngăn chặn".

Kể từ mùa hè năm 2012, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã vài lần đưa tin về những vụ máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ các căn cứ của nước này để truy đuổi các máy bay và trực thăng Syria bay “quá gần biên giới”.

Đương nhiên, các nhóm Hồi giáo do Ankara hậu thuẫn chiến đấu chống chế độ Assad là những đối tượng hưởng lợi ích chính từ những quy tắc giao chiến này. Quy tắc giao chiến mới đó (rất ngang ngược, cậy mạnh) tạo ra một vỏ bọc trên không hiệu quả như một vùng cấm bay, cho các hoạt động quân sự và hậu cần của Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ phiến quân nổi dậy chống Assad ở vùng biên giới Syria-Thổ.

Do tuyến đường từ thị trấn biên giới Thổ Nhĩ Kỳ Kilis tới Aleppo của Syria được coi như một yếu tố sống còn trong việc giữ vững chính sách thay đổi chế độ Assad của Ankara.

Khu vực này trải dài từ biên giới Bab al-Salam xuống Aleppo được kiểm soát bởi các nhóm nổi dậy được Ankara hậu thuẫn, đã bị mối đe dọa IS từ tháng 6/2014.

Chính quyền Ankara cần bảo vệ lối vào Aleppo này, nếu không thì những tham vọng ở Syria sẽ hoàn toàn trở nên vô nghĩa. Cho nên, Thổ Nhĩ Kỳ muốn thành lập một vùng cấm bay để tạo ra một vùng an toàn dưới mặt đất cho khu vực này là một ý tưởng được đề xuất với Mỹ và liên quân chống IS từ lâu và đã được thỏa thuận trong tháng 7/2015.

Khu vực này dài 90 km và sâu từ 40-50 km nằm giữa hai thị trấn Marea và Jarabulus của Syria.

Sau nhiều tháng lưỡng lự, từ chối đề nghị của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã mở cửa sân bay cho không quân Mỹ sử dụng để đạt được 2 mục tiêu.

Thứ nhất, ngăn cản IS tấn công về phía Đông tiêu diệt lực lượng mà Ankara hỗ trợ, nuôi dưỡng. Thứ hai, “bịt miệng” Mỹ khi không kích vào lực lượng người Kurd (PYD) thay vì IS trong lãnh thổ Syria.

…tan thành mây khói

Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang “đánh cờ một mình” trên Syria và tình hình của chính quyền Assad đang rơi vào nguy hiểm khi chỉ còn chưa đầy 1/3 lãnh thổ phía Tây. Mỹ và liên minh vừa chống IS vừa kiên quyết loại bỏ chính quyền Assad, họ đang đếm ngược thời gian tồn tại bằng ngày của ông Assad thì Nga xuất hiện phá tan toàn bộ giấc mơ sắp trở thành hiện thực của Thổ Nhĩ Kỳ, của Mỹ và liên minh.

Đầu tiên, sau khi đã tạo ra một khu vực cấm bay, khu an toàn bán kính đến 300 km với tâm là hạm đội Hải quân Nga đang trực chiến tại Địa Trung Hải có căn cứ là quân cảng Tartur (Xem bản đồ), lập tức Nga nắn gân, phủ đầu loại bỏ quy tắc giao chiến mới của Thổ Nhĩ Kỳ bằng 2 lần.

Lần thứ nhất là “vô tình” lạc vào không phận và lần thứ 2 là ngắm bắn 8 máy bay F-16 của Thổ sau khi đã gây nhiễu làm mù radar bởi 01 chiếc máy bay MIG-29 trên khu vực biên giới Thổ-Syria, khiến Thổ Nhĩ Kỳ hoảng loạn.

 

Đây được coi như là vùng cấm bay của Nga tạo ra để bảo vệ lãnh thổ phía Tây của chính quyền Assad.

Từ trên bản đồ tình hình này, chúng ta thấy hầu như các cuộc không kích của Nga đều tập trung tại đây, trong đó 4 khu vực gồm quanh Damascus, Homs, Hama và Aleppo.

Đây là lý do vì sao mà Mỹ và liên minh tố cáo Nga tấn công không nhằm vào IS mà chỉ vào lực lượng ôn hòa và các nghị sỹ Mỹ đòi trả đũa bằng cách không kích vào quân Assad nhưng không thể, không dám mạo hiểm vào khu vực nằm trong vòng tròn cấm bay này.

Thực ra Israel đã thử, NATO tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ đã thử…nhưng đã biết rõ đó là khu vực không nên đùa với Nga.

Tiếp theo, sau một tháng không kích quyết liệt theo kiểu “sốc và kinh hoàng” của Mỹ-NATO đã thực hiện, Nga đã hỗ trợ lớn cho quân Assad tấn công thu được nhiều thắng lợi và nếu liên quân Nga-Syria-Iran-Hezbollah thắng trong trận quyết chiến chiến lược ở Aleppo thì vùng duyên hải phía Tây Syria hoàn toàn thuộc quyền làm chủ của Assad.

Tất cả con đường tiếp tế của nước ngoài cho quân nổi dậy chống chính phủ bị cắt đứt, nói cách khác là tất cả các lực lượng đối lập chống chính phủ, trừ IS, tại Syria bị “đứt động mạch chủ” tình thế sẽ vô cùng tuyệt vọng.

Quả thật là nếu như khi đã kiểm soát toàn bộ Aleppo, Nga dừng chiến dịch quân sự tại Syria, mở đường tìm giải pháp chính trị thì cũng không ai đánh giá thấp kết quả của chiến dịch. Tuy nhiên, Mỹ và liên minh không muốn cho Nga dễ dàng như vậy, Mỹ điều 12 máy bay tiêm kích F-15 sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là loại máy bay hiện đại chỉ trang bị vũ khí không đối không.

Vậy Mỹ điều máy bay F-15 sang Thổ Nhĩ Kỳ là để thách thức vùng cấm bay của Nga ở duyên hải miền Tây Syria hay là để lập vùng cấm bay như ý tưởng đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ trước đây? Hay để chuẩn bị “hậu sự” cho Aleppo là thành lập vùng cấm bay, an toàn tại khu vực biên giới Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ-Syria?

Trong khi đó, Nga cũng điều lực lượng phòng không hiện đại nhất của mình sang Syria, đó là S-300, ngoài ra SU-30SM đã túc trực sẵn.

Việc điều động lực lượng của Nga và Mỹ đã chứng tỏ trận quyết chiến chiến lược Aleppo sắp bắt đầu, Nga muốn chứng tỏ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ biết quyết tâm sẵn sàng đối đầu với bất cứ lực lượng nào muốn tạo ra khu vực cấm bay trên biên giới Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Có thể Nga chấp nhận một vùng cấm bay trên khu vực biên giới Đông Bắc Syria để mở đường cho một giải pháp chính trị, nhưng vùng Tây Bắc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ là không bao giờ.

Theo Đất Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Return to top