Nga phản đối kế hoạch không kích Syria của Mỹ
TTH.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Lukashevich cho rằng việc Mỹ không kích Syria là vi phạm luật quốc tế.
Bộ trưởng Các vấn đề Hòa giải dân tộc Syria Ali Haidar vừa cảnh báo, bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài vào Syria sẽ bị coi là hành động xâm lăng nếu không được chính phủ ở Damascus chấp thuận. Lời cảnh báo đưa ra ngay sau khi chính phủ Mỹ công bố kế hoạch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria.
![]() |
Kế hoạch không kích Syria của Mỹ bị Nga phản đối. (Ảnh: EPA) |
Ông Haidar khẳng định, phiến quân Nhà nước Hồi giáo là một mối đe dọa đối với cả khu vực song không thể lấy đây làm cái cớ để nước ngoài can thiệp vào Syria.
Ông Ali Haidar nêu rõ: “Theo luật pháp quốc tế và các thuật ngữ chính trị thì cần phải có sự hợp tác và cùng điều phối với chính phủ Syria. Cần phải có sự chấp thuận của Syria khi có bất cứ hành động nào trên lãnh thổ của chúng tôi dù đó là hành động quân sự hay không.”
Trong khi đó, Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Alexander Lukashevich cảnh báo rằng, việc Mỹ không kích Syria là “vi phạm rõ ràng” luật quốc tế. Bộ ngoại giao Nga cho rằng, bất kỳ hành động nào như vậy, mà không có sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc, sẽ là “một hành động xâm lược”.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loại trừ khả năng hợp tác với Tổng thống Syria Bashar al-Assad mặc dù quân đội của ông Assad cũng đang chiến đấu chống nhóm Nhà nước Hồi giáo. Thay vào đó, chính phủ Mỹ chọn cách củng cố lực lượng mà họ cho là phe đối lập trung lập ở Syria. Hiện Arập Saudi, đồng minh của Mỹ đã đồng ý mở các trại huấn luyện cho phe đối lập trung lập ở Syria.
Phát biểu với báo giới hôm 11/9 sau cuộc gặp với Tổng thống Assad, phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura cho rằng, bên cạnh những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong đối phó với chủ nghĩa khủng bố thì cần có 1 giải pháp chính trị toàn diện, hiệu quả giữa các bên tại Syria mới có thể đẩy lùi sự bành trướng của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Tuy không đề cập đến những biện pháp cụ thể như Tổng thống Mỹ Obama, phái viên Mixtura nhấn mạnh Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần nhanh chóng phê chuẩn một nghị quyết kêu gọi quốc tế chống lại những tổ chức khủng bố tương tự như nhóm Nhà nước Hồi giáo./.
Theo VOV
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn (13/04)
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19 (13/04)
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển (13/04)
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn” (13/04)
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (13/04)
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo (12/04)
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới (12/04)
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi (12/04)
-
Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi
-
Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới