Nga sắp có vắc-xin ngăn chặn Ebola
TTH.VN - Kết quả kiểm tra cuối cùng về một loại vắc-xin của Nga chống lại virus chết người Ebola có thể được công bố trong 4 tháng nữa, hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Veronika Skvortsova công bố sáng nay (26/9).
Kết quả thử nghiệm vắc-xin chống Ebola của Nga kỳ vọng sẽ được công bố vào tháng 12/2015. Ảnh: Sputnik
"Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có dữ liệu sơ bộ vào giữa tháng 11 tới và đạt được những kết quả cuối cùng trong tháng 12 năm nay," Bộ trưởng Y Tế Skvortsova nói với hãng tin RIA Novosti.
Các kết quả thử nghiệm sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi "từ nghiên cứu trên những người tình nguyện sang nghiên cứu trên phạm vi rộng lớn hơn", Bộ trưởng Y tế Nga – người hiện đang ở New York tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 70 cho biết.
Bộ trưởng Skvortsova hàm ý rằng, việc nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn có thể được tiến hành ở Guinea, nơi mà căn bệnh này xuất hiện và đã giết chết hơn 11.300 người trên khắp Tây Phi và là nguồn gốc lây lan cho các nước khác trên thế giới, như một phần của một thỏa thuận song phương.
Bà Bộ trưởng khen ngợi Viện Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya của Bộ ở Moscow vì đã cho ra những kết quả an toàn và hiệu quả trong các nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật trước khi tiến hành thử nghiệm trên người.
"Cho đến nay, các kết quả đạt được rất đáng khích lệ, vượt hiệu suất của các thử nghiệm tương tự của nước ngoài," Bộ trưởng Skvortsova nói, làm giảm bớt những lo ngại về tính an toàn. "Nghiên cứu này là hoàn toàn an toàn vì không sử dụng virus sống làm nguyên nhân gây bệnh, mà thay vào đó là tạo ra một loại vắc-xin đặc biệt".
Đại dịch Ebola bùng phát bắt đầu vào tháng 12 năm 2013, trải dài từ Guinea đến Liberia và Sierra Leone và tính đến thời điểm hiện tại, căn bệnh này đã giết chết tổng cộng 11.296 người ở 3 nước Tây Phi nói trên. Hồi đầu tháng này, Liberia đã chính thức tuyên bố chấm dứt dịch bệnh nguy hiểm này trên đất nước mình.
Được biết, Nga cam kết sẽ viện trợ 11,7 triệu USD trong hơn 3 năm để tiến hành các hoạt động nghiên cứu chung với Guinea nhằm chống lại các bệnh truyền nhiễm và đào tạo cho các cán bộ y tế.
Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
-
Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững