ClockThứ Tư, 13/07/2016 14:27

Nga ủng hộ HĐBA LHQ áp đặt cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan

Nga không chống lại việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan, nhưng tin rằng biện pháp này không phải là giải pháp ngăn chặn tình hình đang xấu đi ở quốc gia châu Phi này.

LHQ kêu gọi ngăn chặn bạo lực lan tràn ở Nam SudanHội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về tình hình Nam SudanHơn 687 triệu USD hỗ trợ người tị nạn năm 2016

Binh sĩ Nam Sudan. (Nguồn: Reuters)

Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin đã tuyên bố như vậy với giới báo chí tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) ngày 12/7.

Trước đó, ngày 10/7, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt cấm vận vũ khí và tăng cường binh lính gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan, nơi một lần nữa lại xảy ra đụng độ giữa những người ủng hộ Tổng thống Salva Kiir và lực lượng trung thành với Phó Tổng thống Riek Machar. 

Trong tuyên bố của mình, ông Churkin nhấn mạnh: "Đây là quan điểm của Nga và chúng tôi hoàn toàn không chống lại điều đó", nhưng "cần phải đánh giá tình hình một cách toàn diện nhất."

Nhà ngoại giao Nga khẳng định rằng áp đặt cấm vận vũ khí không thể là "toa thuốc" chữa bách bệnh và chúng ta cần ngăn chặn kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, cũng như cần suy nghĩ nghiêm túc về những gì có thể thực hiện. 

Thậm chí, ông còn phê phán đề nghị mở rộng cấm vận của Liên hợp quốc đối với Nam Sudan và cho rằng điều đó có thể khiến tình hình ở quốc gia này càng trở nên "tồi tệ hơn."

Theo ông Churkin, các nước trong khu vực cần nâng cao vai trò của mình trong bối cảnh tình hình Nam Sudan ngày càng trở nên phức tạp, cũng như gây ảnh hưởng đối với hai nhà lãnh đạo đối lập của quốc gia này.

Tình hình Nam Sudan trở nên phức tạp kể từ ngày 8/7, khi xảy ra cuộc đụng độ ở thủ đô Juba, giữa những người ủng hộ Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và cấp phó Riek Machar, chỉ hai ngày trước lễ kỷ niệm lần thứ 5 Ngày Độc lập.

Theo thống kê mới nhất, hơn 300 người đã thiệt mạng chỉ trong 4 ngày xảy ra đụng độ. Trong ngày 11/7 vừa qua, Tổng thống Salva Kiir đã đơn phương ra lệnh ngừng bắn tại thủ đô Juba và tiếp đó Phó Tổng thống Riek Machar cũng có hành động tương tự./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Return to top