Nga vạ lây tại G7 vì Trung Quốc?
TTH.VN - Nhật Bản tỏ thái độ cứng rắn với Nga vì những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa diễn ra tại Đức, Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ lập trường của các nước còn lại trong nhóm và tỏ thái độ khá cứng rắn đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với người đồng cấp Đức Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh G7
Giới phân tích cho rằng sự điều chỉnh trong cách tiếp cận của Tokyo một phần cũng xuất phát từ những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây.
Tờ Thời báo Tài chính nhận định tuyên bố chủ quyền và các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã đẩy nước này đến chỗ tranh chấp và bất hòa với các quốc gia khác trong khu vực. Vì vậy, việc Nhật Bản điều chỉnh lập trường theo hướng cứng rắn hơn đối với Nga phần nào cũng nhắm vào những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong tuyên bố chung, Nhóm G7 bày tỏ quan ngại rằng những cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine có thể làm xói mòn luật pháp quốc tế và an ninh toàn cầu. Sự điều chỉnh quan điểm của Nhật Bản có thể khiến sức ép gia tăng nhằm vào Nga ngay trước thời điểm Liên minh châu Âu (EU) tổ chức hội nghị thượng đỉnh để xem xét việc gia hạn lệnh trừng phạt chống Moskva.
Trong khi Nhật Bản thể hiện thái độ cứng rắn thì cùng ngày 8/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự tại Kuril - chuỗi đảo ở Thái Bình Dương mà Moskva và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga, ông Shoigu đưa ra chỉ thị trên tại thành phố Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông khi đi thị sát quân khu miền Đông. Tuy nhiên, bộ này không cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch.
Tranh chấp liên quan đến quần đảo trên, được biết đến là quần đảo Kuril hiện do Nga kiểm soát, còn Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc (nằm ở phía Bắc Hokkaido), đã khiến quan hệ hai nước căng thẳng kể từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2.
Nhật Bản tuyên bố quần đảo trên là một phần lãnh thổ của nước này và muốn Moskva trao trả lại. Việc Moskva liên tục các quan chức tới thăm quần đảo này và tăng cường hoạt động quân sự được đánh giá là hành động chọc tức Tokyo.
Dù thể hiện lập trường cứng rắn là cần duy trì các biện pháp trừng phạt Moskva liên quan đến tình hình Ukraine, song cũng trong ngày 8/6, Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết tại Hội nghị G7, Thủ tướng nước này Shinzo Abe tuyên bố ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Ông Seko nói: "Nhật Bản cùng với các thành viên khác của G-7 có lập trường kiên quyết trước những nỗ lực của Nga nhằm sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng trên thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải tiếp tục đối thoại với Nga, bao gồm cả về các vấn đề trong khu vực".
Thời gian qua, báo chí Nga đề cập nhiều tới nỗ lực cải thiện quan hệ Nga-Nhật. Mới đây, Báo Độc lập của Nga cho rằng trong suốt 3 năm qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cố gắng cải thiện quan hệ với Nga song bị Mỹ cản trở.
Ví dụ điển hình là hồi năm ngoái, ông Abe đã kiên quyết có mặt tại Olympic Sochi do Nga đăng cai, bất chấp các đồng minh khác của Mỹ tẩy chay. Nhưng đến Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít thì ông Abe đã không thể có mặt ở Moskva do sự cản trở của Mỹ.
Theo báo chí Nga, trong chuyến thăm Mỹ trước đó, ông Abe đã cố gắng giải thích để Tổng thống Obama hiểu rằng sự có mặt của ông tại Moskva là cần thiết, như một đối trọng với sự có mặt của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Dân Trí
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt (24/02)
- Các nữ vận động viên được phép mặc bikini tại giải bóng chuyền bãi biển Qatar (24/02)
- Nhật hoàng kêu gọi chính quyền nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn các vụ tự tử (24/02)
- Mỹ có nữ Đại sứ mới tại Liên Hiệp quốc (24/02)
-
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
- Tổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang Texas
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Nhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơn
- Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- 1/4 doanh nghiệp Anh sẽ sa thải nhân viên nếu chương trình hỗ trợ việc làm kết thúc sớm
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt