Nga xây dựng căn cứ quân sự khổng lồ gần biên giới Ukraine
TTH.VN - Theo tin độc quyền từ Reuters ngày 10/9, Nga bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự với quy mô rất lớn để làm kho đạn dược và doanh trại cho vài ngàn binh sĩ gần biên giới Ukraine.
Theo hồ sơ mời thầu được công bố trên trang mạng của Chính phủ Nga zakupki.gov.ru, khi hoàn thành, căn cứ quân sự sẽ có các phòng ăn dành cho 2.000 binh sĩ, thậm chí là một trung tâm vui chơi giải trí với sân trượt băng, khu phức hợp thể thao gồm hồ bơi, sân tennis, cầu lông và một khu dân cư với hơn 1.000 căn hộ.
![]() |
Công nhân đang dựng hàng rào tại công trường xây dựng căn cứ quân sự mới của Nga gần biên giới Nga-Ukraine. Ảnh: Reuters |
Bộ Quốc phòng Nga đang xây dựng khu căn cứ quân sự với tổng diện tích 300 ha, nằm gần thị trấn Soloti, sát biên giới với Ukraine. Bộ dự định xây dựng 9 doanh trại cho 3.500 binh sĩ, các kho lưu trữ tên lửa, vũ khí pháo binh và đạn dược khác với tổng diện tích hơn 6.000 m2.
Tài liệu này cũng cho biết, sẽ có một khu phức hợp đào tạo lớn và một bệnh xá có 50 giường bệnh, có thể được mở rộng trong trường hợp “nhiều người bị thương".
Bên cạnh đó, dự án xây dựng cũng bao gồm một khu vực để nghiên cứu các chiến thuật của quân đội Mỹ, quân đội "gần như là kẻ thù" được viết trong tài liệu liên quan.
Giai đoạn đầu tiên với các thiết kế cơ bản và xây dựng, lắp đặt ban đầu của khu căn cứ quân sự dự kiến hoàn thành trước ngày 29/4/2016.
Cũng liên quan đến việc xây dựng căn cứ quân sự nói trên, Bộ Quốc phòng Nga không trả lời câu hỏi bằng văn bản của Reuters về mục đích của cơ sở đang được xây dựng và liệu có bất kỳ sự liên quan nào đến xung đột Ukraine.
Theo ông Alexander Panchenko, một người dân địa phương sống gần khu đất nông nghiệp, nơi dự án xây dựng lớn đang được tiến hành, "đây sẽ là một thị trấn quân sự".
Hồi tháng 4 năm ngoái, ở đúng vị trí xây dựng căn cứ quân sự hiện nay, Nga đã triển khai một loạt các hoạt động quân sự dữ dội, gồm một phi đội máy bay trực thăng Mi-24, cùng quân đội và xe tải qua biên giới Ukraine. NATO cáo buộc Nga sử dụng căn cứ tạm thời để gửi binh sĩ và thiết bị quân sự vào Ukraine nhằm hỗ trợ phe ly khai thân Nga chiến đấu ở Kiev. Tuy nhiên, Nga phủ nhận các cáo buộc này.
Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU