ClockThứ Tư, 01/06/2016 14:24

Ngăn chặn và quản lý

TTH - Tôi đã nghĩ về điều này khi có người đặt câu hỏi trước vấn đề đã được UBND tỉnh đặt ra tại hội nghị vào cuối tuần qua - Hội nghị về quy hoạch khai thác, quản lý bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.

Bỏ qua ngữ nghĩa của câu chữ thông thường để nhìn vào các con số cụ thể, có thể thấy ngay tính vấn đề trong lĩnh vực hoạt động này.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng thì việc khai thác đã được triển khai theo quy hoạch, các đơn vị đã tiến hành lập thủ tục cấp phép khai thác theo quy định trên tổng số 46 bãi bồi, 5 đoạn sông, 5 điểm khai thác cát nội đồng và 58 bãi tập kết cát, sỏi. Có thể xem đây như một “hồ sơ” phục vụ công tác quản lý với những con số cụ thể, điểm, diện cụ thể. Cũng theo báo cáo của Sở Xây dựng, hoạt động khai thác đã dần đi vào ổn định với việc tuân thủ phạm vi được cắm mốc từ phía các đơn vị trúng thầu; tránh được tình trạng ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, quan trọng hơn là đối với hai bên bờ sông Hương.

Tuy nhiên trên thực tế, việc khai thác và tập kết, mua bán vận chuyển cát sạn trên địa bàn tỉnh trong một thời gian dài vẫn chưa thật sự được chấn chỉnh. Các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất đã và vẫn được thực hiện; 26 trường hợp với 29 cá nhân có hành vi khai thác trái phép với tổng số tiền phạt là 124 triệu đồng đã bị Sở Tài nguyên môi trường ra quyết định xử phạt, trong 5 tháng đầu năm. Và chính quyền các cấp và các cơ quan báo chí vẫn nhận được đơn thư, phản ảnh của người dân qua email, đường dây nóng về những bức xúc của họ qua diễn tiến của các hành vi khai thác trái phép, ảnh hưởng đến lòng sông, dòng chảy, vùng ven biển và đất đai thổ nhưỡng tại một số địa bàn dân cư. Và ở đâu đó, như ở vùng ven sông Bồ, thuộc xã Phong Sơn (Phong Điền) hay vùng Hương Vân (Hương Trà), người dân vẫn phải ngày đêm thay phiên nhau canh gác; thậm chí phải dùng đến biện pháp dùng kẻng, ná cao su để làm phương tiện đánh động, cảnh cáo các nhóm người trên các phương tiện khai thác trái phép. Người dân vẫn đang có thấp thỏm kép khi lo nhà cửa bị trôi cuốn khi kè sông có nguy cơ sạt lở do vẫn bị khai thác trái phép, lo bị người xấu manh động, đe dọa và có những biểu hiện, hành vi để dằn mặt và chống trả những người ngăn cản, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong các khu vực dân cư.

Địa bàn diễn ra thường tại các khu vực giáp ranh, nơi chưa có sự phối hợp quản lý và ngay trong công tác này cũng chưa có mối liên kết, phối hợp đồng bộ; thiếu một cơ chế chế tài đủ lực để răn đe là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có phần lộn xộn trong khai thác, quản lý bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, tính thủ công, nhỏ lẻ, thiếu tổ chức, người lao động trên các tàu thuyền hút cát thì làm công nhật theo kiểu được ngày nào hay ngày đó cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động này. Trong khi đó, một chính sách hỗ trợ người dân để đưa vào khai thác tập trung vẫn chưa được thực hiện. Có lẽ vì những lý do này mà nhẽ ra thay vì quản lý và hướng hoạt động này đi đúng vào quỹ đạo của nó, nhiều khi chính quyền sở tại lại phải thực hiện các biện pháp đối phó. Nhiều khi nhẽ ra chúng ta phải quản lý tốt để ngăn chặn thì lại phải dùng biện pháp ngăn chặn để quản lý theo kiểu từ chủ động chuyển sang bị động.

Rà soát cơ chế phối hợp giữa các địa phương, các cơ quan có trách nhiệm; xây dựng kế hoạch cụ thể trong tuần tra, xử lý nghiêm kèm theo các biện pháp cứng rắn như thu hồi giấy phép, khởi tố đối với những hành vi chống đối theo quy định của pháp luật... là những biện pháp để chấn chỉnh mạnh mẽ hoạt động này theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Nguyễn Lê An 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ sáng 9/4 tại buổi làm việc với các cơ quan, địa phương về việc triển khai thực hiện Thông báo kết luận 552-TB/TU ngày 11/12/2023 xây dựng lịch sử làng thông qua việc xây dựng địa chí làng.

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng
Khai thác thế mạnh du lịch làng nghề

Bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Huế như du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, sinh thái... thì du lịch làng nghề đã và đang trở thành hướng đi triển vọng và thu hút khách.

Khai thác thế mạnh du lịch làng nghề
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á
Khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe

Sau quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm, Thừa Thiên Huế sẽ đưa vào khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe một cách bài bản để thu hút khách trong và ngoài nước.

Khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe
Return to top