ClockThứ Năm, 20/09/2018 14:28

Ngân hàng Nhà nước ra Chỉ thị 05 về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Tháo gỡ khó khăn trong thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàngTỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thương mại cổ phần đạt 2,19%Quán triệt và thực hiện các nội dung của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII)

Ảnh minh họa. Nguồn: CTV

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 42, Quyết định số 1058, ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.

Để tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42, Quyết định 1058 và các văn bản liên quan, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, VAMC và các tổ chức tín dụng triển khai nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, VAMC triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Quyết định 1058 và Nghị quyết 42 theo đúng mục tiêu, lộ trình và kế hoạch đã đề ra.

Cũng theo Chỉ thị này, Thống đốc yêu cầu các đơn vị Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước chủ động, nhạy bén trong việc nắm bắt, nghiên cứu tình hình trong nước và thế giới để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phân tích, dự báo, tham mưu các kịch bản ứng phó khác nhau nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế và thực hiện tốt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.

Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc chỉ thị đơn vị này tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp về phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2010 và hướng tới 2022.

VAMC tăng cường phối hợp với tổ chức tín dụng để rà soát, phân loại, đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, mua bán nợ xấu; hằng năm, tổng hợp kết quả, các biện pháp xử lý nợ xấu đề đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gửi Ngân hàng Nhà nước.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng chỉ đạo sát sao công tác triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058. Trong đó, lưu ý tổ chức tín dụng áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đảm bảo mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt/chấp thuận; tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đảm bảo đúng lộ trình đề ra.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024 theo các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm
Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mà 100% thao tác có thể được thực hiện trên kênh số như: thanh toán, gửi tiết kiệm, cho vay,… Việc thực hiện giao dịch trực tuyến đã đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân, doanh nghiệp.

Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số
Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”. Công điện nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”
Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’

Tại Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 22/8, TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế giảm còn xuất phát từ sự “lệch pha” của cả phía ngân hàng lẫn các doanh nghiệp.

Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’
Tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng sau khi Fed tăng lãi suất

Trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, nâng lãi suất chính sách lên mức cao nhất trong vòng 22 năm và để ngỏ khả năng sẽ tiếp tục có một đợt tăng lãi suất khác, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 27/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.736 VND/USD, giảm 10 đồng so với hôm qua.

Tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng sau khi Fed tăng lãi suất

TIN MỚI

Return to top