ClockChủ Nhật, 04/12/2016 13:22

Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt cho vay bằng ngoại tệ

Thời gian tới Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông tin về kết quả điều hành chính sách tiền tệ tháng 11/2016 và định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Trong đó khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng hợp lý, cơ cấu tích cực

Về kết quả điều hành chính sách tiền tệ 11 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước tự đánh giá việc điều hành cung tiền hợp lý đã tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất và giảm sức ép lên lãi suất cho vay, hỗ trợ phát hành trái phiếu chính phủ, đồng thời hỗ trợ ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, đảm bảo kiểm soát lạm phát.

Đến ngày 28/11/2016, tín dụng tăng 14,57% so với cuối năm 2015 (ảnh minh họa: KT)

Nhờ đó, tổng phương tiện thanh toán có tăng cao hơn cùng kỳ nhưng chưa tạo sức ép đến lạm phát. Đến ngày 22/11/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng ở 14,92%, huy động vốn tăng 15,28% so với cuối năm 2015. Thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được đảm bảo, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.

Tín dụng tăng từ đầu năm và đến ngày 28/11/2016, tín dụng tăng 14,57% so với cuối năm 2015, trong đó tín dụng bằng VNĐ tăng 15,81%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 3,49%, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá tín dụng hiện nay đang tăng trưởng ở mức hợp lý, cơ cấu tín dụng vẫn chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao.

Với việc điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt biến động linh hoạt hàng ngày bám sát thị trường liên ngân hàng trong nước, cân đối vĩ mô và tình hình trên thị trường quốc tế, cùng với diễn biến cung cầu ngoại tệ thuận lợi, tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung ổn định.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 11, thị trường tài chính quốc tế biến động, tác động tâm lý khiến tỷ giá trong nước tăng. Những diễn biến về tỷ giá trên thị trường trong nước trong tháng 11 vừa qua là dễ hiểu vì từ đầu năm 2016 Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang cách thức điều hành tỷ giá mới linh hoạt hơn, tức là cho phép tỷ giá biến động hàng ngày phù hợp với những diễn biến trên thị trường trong nước và quốc tế. Trên thế giới, đồng đô la Mỹ cũng như các đồng tiền khác biến động.

Dẫu vậy, về cơ bản cung cầu ngoại tệ trong nước không có yếu tố đột biến, thanh khoản tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân được các tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời và đẩy đủ.

Nợ xấu ổn định ở mức dưới 3%

Cùng với đó, sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được duy trì và cải thiện cơ bản, các ngân hàng thương mại yếu kém đã được kiểm soát, giảm dần và cơ cấu lại toàn diện. Nợ xấu được xử lý một bước quan trọng và giữ ổn định ở mức dưới 3% theo đúng các giải pháp mục tiêu tại Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” ban hành kèm theo Quyết định 843/QĐ-TTg, ngày 31/05/2013.

Dòng vốn của nền kinh tế từng bước được khơi thông, tín dụng ngân hàng tiếp tục được mở rộng và phân bổ phù hợp với định hướng đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia bền vững. Kết quả cơ cấu lại các tổ chức tín dụng có tác dụng không chỉ làm lành mạnh các tổ chức tín dụng mà còn có tác dụng hỗ trợ tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường tài chính và đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô bền vững.

Phấn đấu ổn định lãi suất

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và các đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế, vĩ mô, tiền tệ năm 2017, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm thanh khoản hệ thống, cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, hỗ trợ ổn định tỷ giá, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Về điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu ổn định lãi suất như năm 2016; Tập trung tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tế.

Về tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến của kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động thực hiện các biện pháp và công cụ điều hành phù hợp để ổn định thị trường. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, theo dõi sát diễn biến thị trường, vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, kế hoạch phát hành, giải ngân trái phiếu chính phủ để chủ động, kịp thời trong điều hành chính sách tiền tệ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024 theo các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm
Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mà 100% thao tác có thể được thực hiện trên kênh số như: thanh toán, gửi tiết kiệm, cho vay,… Việc thực hiện giao dịch trực tuyến đã đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân, doanh nghiệp.

Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số
Ứng phó diễn biến khó lường từ thị trường gạo

Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo, gây lo ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.

Ứng phó diễn biến khó lường từ thị trường gạo
Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”. Công điện nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”
Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’

Tại Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 22/8, TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế giảm còn xuất phát từ sự “lệch pha” của cả phía ngân hàng lẫn các doanh nghiệp.

Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’
Return to top