ClockThứ Ba, 13/06/2017 14:01

Ngăn “trái tuyến” từ gốc trong tuyển sinh vào lớp 6

TTH - Mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng ở trung tâm huyện, thị và nhất là thành phố Huế (TP. Huế), cuộc đua vào các trường trung học cơ sở (THCS) vẫn diễn ra phức tạp. Cần có biện pháp ngăn chặn từ gốc tình trạng học trái tuyến này.

HS trường THCS Lý Tự Trong

Tuyến huyện ổn, thành phố vẫn “nóng”

Năm học này, bậc THCS ở thị xã Hương Trà đón 1.635 cháu vào lớp 6, đạt 100% số trẻ trong độ tuổi có nhu cầu đến trường. Nhiều trường còn thừa thầy, thừa phòng học và thiếu học sinh. Theo ông Trương Văn Đới, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) Hương Trà, hiện nay hệ thống các trường THCS trên địa bàn huyện đều khắp nên sẽ không có tình trạng vì đi học xa mà bỏ học. Được biết, trong các trường THCS của Hương Trà sĩ số các lớp không cao, có trường như Trường THCS Tôn Thất Bách (xã Hương Thọ) chỉ chiêu sinh 2 lớp với 52 học sinh. Đơn vị có đầu vào cao nhất cũng chỉ đón 181 em (Trường THCS Nguyễn Xuân Thưởng, xã Hương Toàn). Hương Trà cũng có vài địa chỉ là “điểm nóng”, như Trường THCS Tứ Hạ, Sơn Ca. Để tránh “chạy trường”, Phòng GD & ĐT thị xã quy định học sinh địa phương nào học địa phương đó, các trường tuyệt đối không được nhận trái tuyến đầu cấp.

Phú Lộc chỉ có 2 “điểm nóng” là Trường THCS Thị trấn Phú Lộc và Trường THCS Lộc Trì có tỷ lệ học sinh trái tuyến rất cao. Các trường này thu hút phụ huynh do chất lượng đào tạo tốt, trường có nhiều thành tích giáo dục đỉnh cao, đóng vị trí thuận tiện về giao thông, CSVC khang trang… Tuy nhiên, gần đây phụ huynh cũng không mặn mà chuyện “chạy trái tuyến”. Nguyên nhân do các trường lân cận đã khẳng định được thương hiệu nên phụ huynh yên tâm để con học tại chỗ thay vì “tầm sư học đạo” như xưa. Cũng như các huyện khác, Phú Lộc dạy một ngoại ngữ, chương trình đồng nhất nên việc học trái tuyến cũng không có còn sức hút. Năm học tới, Phú Lộc bảo đảm 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học có chỗ ngồi trong các trường THCS và sẽ giảm thiểu tình trạng “chạy trường”. Không chỉ ở Hương Trà và Phú Lộc mà nhìn chung ở tuyến huyện, thị trong toàn tỉnh đều đảm bảo chỗ học cho học sinh THCS.

Tuy nhiên, ở một số nơi, nhất là ở TP. Huế, do tâm lý muốn tìm cho con một địa chỉ học tốt nhất nên đã tạo ra tạo áp lực cho các trường trung tâm. Một số trường vùng ven, mới thành lập chưa thiết lập được uy tín xã hội khiến phụ huynh không mặn mà nên sẵn sàng “chạy” trường vừa ý cho con.

Một cách giữ học sinh trong tuyến

Trường THCS Lý Tự Trọng đóng trên địa bàn phường Phú Hậu (TP. Huế). Những năm trước, học sinh của trường có xu hướng học trái tuyến. Nhà trường dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn không ngăn được tình trạng “mê” học trái tuyến. Trường THCS Lý Tự Trọng mới thành lập, học sinh chịu nhiều thua thiệt do “trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp”, thiếu thốn CSVC. Để cải thiện tình hình, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường đã yêu cầu sự hỗ trợ của Phòng GD & ĐT để đề xuất lên Thành uỷ biện pháp… giữ học sinh.

Gần đây, trường được khoanh vùng tuyển sinh với ràng buộc là các trường lân cận nếu nhận học sinh đến từ Phú Hậu phải xin ý kiến của Phòng GD & ĐT. Trường làm việc trực tiếp với UBND phường, trường tiểu học trên địa bàn để nắm từng học sinh. Giáo viên được phân công làm công tác chiêu sinh, phải đến từng nhà để đưa thông báo tuyển sinh và làm công tác tư vấn. Trường còn phối hợp với truyền thanh phường cập nhật thông tin tuyển sinh, làm pano, áp phích “quảng cáo”, tư vấn ở trường tiểu học trên địa bàn. Hơn hết, BGH chủ trương xây dựng niềm tin, tạo sức hút từ chất lượng giáo dục, không chỉ lo giữ học sinh mà còn phải giữ cả… giáo viên. Nhà trường tạo điều kiện để mỗi nhà giáo có cơ hội phấn đấu và giao trách nhiệm “giữ” học sinh cho giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó, BGH tham mưu với địa phương và ngành để cải tạo CSVC.

Trường THCS Lý Tự Trọng hiện đã có bước nhảy vọt về CSVC. Trường được đầu tư hệ thống nhà đa năng, hiệu bộ… theo hướng chuẩn hóa. Tập thể sư phạm cùng nhau tạo môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh. Nằm ở vùng khó của TP. Huế nhưng học sinh Phú Hậu được học tập và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa với chương trình chất lượng cao. Trường còn tổ chức và liên kết tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa tầm cỡ so với điều kiện của mình. Học sinh và giáo viên của trường có mặt trong 100% hoạt động chuyên môn lẫn ngoại khóa của giáo dục thành phố giúp xã hội thay đổi cách nhìn về trường. Đó chính là cách để nhà trường thu hút học sinh. Dù chưa triển khai nhưng năm nay, trường đã “nắm trong tay” danh sách tuyển sinh lớp 6 là 120 em và hy vọng, sẽ “giữ” được cả 100%.

Trường THCS của Huế có chỉ tiêu cao nhất không quá 500 em/12 lớp, ít nhất không dưới 120 em. Năm nay 4 trường lớn của Huế có chỉ tiêu như sau: Thống Nhất 336 chỉ tiêu/8 lớp; Nguyễn Chí Diểu 450 chỉ tiêu/11 lớp; Chu Văn An 495 chỉ tiêu/12 lớp; Trần Cao Vân 336 chỉ tiêu/8 lớp.

Các trường THCS có tuyển sinh lớp 6 tiếng Pháp tăng cường, tiếng Pháp ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2, tiếng Nhật ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 thực hiện theo hướng dẫn của Phòng.

Riêng Trường THCS Nguyễn Tri Phương năm nay chỉ tiêu tuyển sinh là 320 em, đối tượng dự tuyển trên toàn tỉnh, đây là những em ngoài đủ điều kiện vào THCS còn có thành tích đặc biệt xuất sắc của khối 5 toàn tỉnh. Các em là “nguồn” chính cho trường THPT chuyên Quốc Học.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top