ClockThứ Năm, 09/11/2017 18:19

Ngành nước khắc phục sự cố đường ống trong và sau lũ

TTH.VN - Mưa lũ đã gây thiệt hại gần 1,5 tỷ đồng hệ thống đường ống nước, khiến một số hộ dân không có nước sử dụng. Lực lượng cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (Công ty) phải làm việc xuyên đêm khắc phục các sự cố, đảm bảo cấp nước cho người dân.

Giá cả chợ thất thường, siêu thị nhập hàng gấp đôiNam Đông: Còn 4 người dân chưa về nhà, 1 người mất tíchKhơi thông cầu cống sau lũUBND TP. Huế và nhiều nhà hảo tâm tổ chức cứu trợ người dânVệ sinh trường lớp để học sinh trở lại trường

Đảm bảo cấp nước

Hiện hệ thống cấp nước trên địa bàn toàn tỉnh có tổng chiều dài 3.450 km đường ống cấp nước, với 245.882 đấu nối, cấp nước 963.450 người (đạt 83% dân số toàn tỉnh). Để đảm bảo cấp nước liên tục trước trong và sau bão lụt, tại văn phòng Công ty và các xí nghiệp trực thuộc đều bố trí lực lượng cơ động xử lý các sự cố trên mạng đường ống cấp nước, cũng như tăng cường các nhà máy khi cần thiết. Tuy vậy do ảnh hưỡng cơn bão số 12 gây mưa rất lớn đầu nguồn đã làm tắc các tuyến ống nước thô của các nhà máy tự chảy. Các nhà máy thủy điện đồng loạt xã đập với mức tối đa (trên 10.000 m3/s) gây sự cố trôi ống. Những ngày qua, toàn tỉnh có 8.612 điểm đấu nối mất nước trong lũ lụt là (chiếm 3,5% tổng số đấu nối).

Trong đó, một số nhà máy nước tự chảy bị tắc ống nước nguồn trên đập như: nhà máy Bình Điền, Chân Mây, Xuân Lộc, Tà Rê (A Lưới), Hồng Hạ, Hồng Thủy, Hồng Thượng, A Roàng, Đông Sơn, Phú Vinh, Sơn Thủy. Do nguồn lưới điện bị mất nhiều lần (tại nhà máy Vạn Niên) gây ra hiện tượng nước va làm vỡ tuyến ống gang DN 600 nước thô từ Vạn Niên về Quảng Tế.

Tác động của dòng nước lũ cũng khiến nhiều tuyến đường ống băng qua sông bị trôi có thể kể tên như: đường ống tại đập khe Mệ (suối voi) thuộc xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc nước lũ làm trôi 10m/12m tường chắn đập và gần 100m ống DN 300; tuyến ống DN 160 băng sông tại xã Hương Thọ, Hương Trà…. Công ty đã dùng xe chở nước, lắp đặt tạm tuyến ống DN 75 và lắp đặt thêm 1 trạm tăng áp đảm bảo cấp nước cho 650 hộ dân. Sau khi nước rút sẽ tiến hành sửa chữa lại. Ước tính tổng thiệt hại trên toàn tuyến gần 1,5 tỷ đồng.

Thi công tuyến ống D600 Vạn Niên Quảng Tế

Hiện trường sự cố vỡ tuyến ống gang DN 600 nước thô từ Vạn Niên - Quảng Tế, Công ty đã huy động trên 30 công nhân cùng với các thiết bị xe múc, xe cẩu và nhiều trang thiết bị chuyên dụng làm liên tục 3 ca. Do ống nước nằm ở độ sâu từ 3-5m và ngay trước mặt nhà dân nên công tác khắc phục sự cố gặp nhiều khó khăn. Lực lượng công nhân phải dầm mưa trong vòng 36h để khắc phục sự cố, phân luồng giao thông giảm thiểu ách tắc ở khu vực. Được biết, tổng kinh phí khắc phục sự cố trên khoảng 300 triệu đồng.

Tại huyện A Lưới có 7.661 hộ bị mất nước từ 9h ngày 6/11 do tắc đập đầu nguồn của các nhà máy, đến 9h ngày 7/11, Công ty đã khắc phục xong và cấp nước trở lại cho 7.211 hộ (trong 24 h). Riêng tại tuyến đường ống qua xã Sơn Thủy, Thượng Lộ còn 450 hộ khắc phục xong lúc 14h ngày 9/11. Tuyến ống băng qua sông  thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà bị trôi lúc 7h ngày 7/11 làm 650 hộ bị mất nước, Công ty đã thi công ống tạm cấp nước được 522 hộ lúc 19h cùng ngày. Để đảm bảo nước sạch cung cấp cho các hộ dân, Công ty đã dùng xe chở nước để cấp cho dân, đến 22h ngày 8/11, lắp trạm tăng áp và tuyến ống tạm để cấp nước cho toàn bộ người dân khu vực này.

Chủ động ứng phó

Xử lý sự cố tại A Lưới

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế, Công ty đã huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân làm việc liên tục tại các điểm xảy ra sự cố. Riêng các tuyến do ngập sâu nước chảy siết chưa thể khắc phục, công ty cũng huy động phương tiện, máy móc hỗ trợ nhằm đảm bảo cấp nước tạm thời cho người dân trong lũ.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, những ngày qua, tại một số nhà máy sản xuất nước, xảy ra hiện tượng mất điện với trên 282 giờ. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất nước này đều được trang bị máy phát điện dự phòng, nhiên liệu dự trữ đầy đủ đảm bảo vận hành liên tục 48h. Vì thế, các nhà máy vẫn hoạt động bình thường mặc dù bị mất điện lưới. Hóa chất xử lý nước ở các nhà máy được dự trữ đầy đủ, đảm bảo vận hành trên 15 ngày. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng nước được kiểm tra liên tục, hàng giờ được cập nhật báo cáo, do đó mặc dù nước nguồn có độ đục rất cao trên 600 NTU nhưng sau xử lý từ 0,02 – 0,03 NTU, nhỏ hơn 100 lần tiêu chuẩn của Bộ Y tế (QCVN: 01-2009).

Công ty có 34 trạm bơm tăng áp trên mạng đường ống cấp nước, do các trạm ở vùng thấp lụt, địa hình dễ bị chia cắt, để đảm bảo an toàn cho con người tài sản Công ty đã chủ động tháo 20 trạm, hiện nay đã lắp lại 6 trạm, còn 12 trạm do nước ngập còn quá cao nên sẽ tiếp tục triển khai lắp đặt khi nước hạ. Tuy vậy, vẫn đảm bảo cấp nước đầy đủ cho người dân. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung nâng nền các trạm tăng áp, đảm bảo vẫn duy trì vận hành khi nước lũ dâng cao.

Ông Tuấn cũng kiến nghị UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Công thương, Điện lực có chế độ ưu tiên cấp điện cho các nhà máy sản xuất nước, vì khi mất điện sẽ ảnh hưỡng đến việc xử lý nước, cũng như cấp nước liên tục.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

TIN MỚI

Return to top