ClockThứ Năm, 21/11/2019 06:45

Nghe từng cung bậc cuộc sống

TTH - Tưởng chừng đến với bộ môn tâm lý – giáo dục chỉ từ sự yêu mến một cách cảm tính, vậy nhưng TS. Đinh Thị Hồng Vân, Phó Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế đã có 17 năm gắn bó, đạt nhiều thành tích cống hiến đáng ghi nhận trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Quang từ thiện“Cánh chim nhỏ” bay muôn nơiNhững bông hoa của núi rừng

TS. Đinh Thị Hồng Vân (thứ 3 bên trái) trao đổi, hướng dẫn kỹ năng cho sinh viên

Sau khi học xong trung học phổ thông, đứng trước “ngã rẽ” với vô vàn lối đi của cuộc đời, cô Vân thú nhận dù chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của ngành tâm lý – giáo dục nhưng lại có một niềm yêu thích đặc biệt và quyết định thử sức mình, lựa chọn thi vào ngành này. Học tập với thái độ say mê và cầu tiến, cô tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi và được giữ lại trường.

Cô tâm sự, tâm lý học giúp bản thân cô biết cách nhìn nhận sâu sắc hơn về con người, thông qua đó, tăng khả năng thấu hiểu và phát triển chính bản thân cũng như các mối quan hệ xã hội khác với mục đích cuối cùng là đem lại hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh.

Quá trình làm việc tại trung tâm tư vấn tâm lý của trường đã giúp cô kết nối giữa lý thuyết và thực hành. Tại đây, cô đã tư vấn cho nhiều học sinh, sinh viên về các vấn đề liên quan đến học tập, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với bạn bè hay cả tình yêu, tư vấn hướng nghiệp. Không chỉ người trẻ, mà chính người trưởng thành hay độ tuổi trung niên cũng tìm đến tư vấn tâm lý để biết thêm về cách dạy con, giải tỏa những khó khăn, áp lực trong công việc và cuộc sống.

Bên cạnh việc giảng dạy, cô Vân không ngừng học hỏi, trau dồi để nâng cao năng lực chuyên môn bằng con đường nghiên cứu khoa học. Mảng nghiên cứu chính của cô là về tâm lý học đường, tâm lý học dạy học. Theo cô Vân, làm công tác nghiên cứu không giống như nhiều ngành nghề khác, nó đòi hỏi niềm đam mê lớn và phải làm thường xuyên, liên tục, đồng thời không ngừng tìm tòi, học hỏi và đầu tư chất xám. “Điều tuyệt vời là khi nghiên cứu khoa học, tôi đã có cơ hội đi nhiều nơi, gặp nhiều người, lắng nghe từng ngóc ngách của cuộc sống, từng cung bậc tâm hồn của con người để có thể trải nghiệm, chia sẻ, suy ngẫm và mang đến cuộc sống nhiều điều tốt đẹp”, cô Vân bộc bạch.

Để có thể tiến xa hơn trong con đường nghiên cứu khoa học, cô Vân lựa chọn làm việc theo nhóm. Cô cho hay, khi cùng nghiên cứu với những người cộng sự, các khó khăn được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng hơn. Mỗi thành viên như một “mảnh ghép”, sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau và cùng phát triển ý tưởng sẽ tạo ra những dự án hay công trình nghiên cứu khoa học trọn vẹn và hoàn chỉnh hơn. Ở chiều ngược lại, mỗi nghiên cứu được công bố là thêm một lần tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu cho mỗi cá nhân.

Hiện giờ, cô đang tham gia dự án “Trường học hạnh phúc” do Viện học tập Á Âu (Eurasia Learning InstituteInstitute - ELI) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (2018) thực hiện. Dự án với mục tiêu đem lại hạnh phúc cho giáo viên, học sinh thông qua việc trang bị những năng lực quan tâm: tự quan tâm, quan tâm đến người khác và quan tâm đến môi trường xung quanh.

Đến nay, cô Vân đã tham gia 23 đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp khác nhau, từ cấp trường, cấp Đại học Huế đến cấp Bộ, cấp Nhà nước... Ngoài ra, cô còn có gần 60 công trình được in trên sách và các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Với những đóng góp của mình, cô Vân cùng với nhóm nghiên cứu đã đạt giải nhất Hội thi sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, giải nhì của giải thưởng Khoa học sáng tạo của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018, bằng lao động sáng tạo năm 2019 cùng nhiều giải thưởng cao quý khác. Trong thời gian đến, cô Vân và những người cộng sự tiếp tục thực hiện các chương trình phòng ngừa những vấn đề sức khỏe tâm thần, giúp học sinh, sinh viên học tập tốt, phát triển tốt.

PGS.TS. Nguyễn Thành Nhân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP, ĐH Huế, nhận xét: “Cô Vân là một nữ giảng viên có năng lực chuyên môn tốt, có niềm đam mê và dám dấn thân. Ngoài giảng dạy, cô còn tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận”.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đạt chuẩn mức 1

Sáng 15/11, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận “Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tỉnh Thừa Thiên Huế đạt chuẩn mức 1”.

Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đạt chuẩn mức 1
Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị

Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó có đào tạo lý luận chính trị (LLCT). Để chủ động thích nghi với hoàn cảnh, các trường, cơ sở giáo dục LLCT, giảng viên cần đổi mới và nâng cao hơn nữa nhận thức, cơ sở hạ tầng, phương thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ… nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa hồng, vừa chuyên cho xã hội.

Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị
PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Xóa thách thức, bứt phá nhanh - Kỳ 1: Bao nhiêu thách thức, bấy nhiêu nỗi lo

Hơn 65 năm xây dựng và phát triển, mô hình Đại học (ĐH) Vùng với ĐH Huế như chiếc áo đã chật. Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành ngày 10/12/2019, xác định việc xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia là thời cơ thuận lợi cho ĐH Huế. Song, phát triển ĐH Huế thành ĐH Quốc gia không phải mục đích chỉ là đổi tên, mà phải khẳng định được vai trò, vị trí và những đóng góp xứng đáng cho đất nước.

Xóa thách thức, bứt phá nhanh - Kỳ 1 Bao nhiêu thách thức, bấy nhiêu nỗi lo
Return to top