ClockThứ Hai, 19/11/2018 10:23

Nghị lực

TTH - Mới đó mà đã hơn hai mươi năm, hồi mới quen, cứ tưởng nó thuộc loại “cạn nghĩ” nên đã đôi lần tôi tỏ ra “chảnh” và ít quan tâm. Chẳng hiểu sao nó lại “kết” tôi, được ngưỡng mộ hoài thì cũng thành thân, càng thân lại càng thấy ở nó những điều tuyệt vời mà không phải ai cũng có được.

 

Ba mẹ nó đều là những lao động phổ thông, lương công nhân thời bao cấp chật vật lắm mới đủ cái ăn cái mặc cho 3 mặt con. Đã vậy, anh đầu của nó mắc bệnh thần kinh nặng, cần có người chăm sóc suốt đời. Cô em gái nhỏ hơn nó 3 tuổi đúng “típ” người nông nổi, chẳng quan tâm đến hoàn cảnh gia đình nên ít giúp chị đỡ đần ba mẹ. Ba nó mắc bệnh khớp nặng khi nó đang còn là học cấp 3, khả năng lao động gần như không còn, trái gió trở trời lại vật vã đau đớn. Tuy có con gái nhanh nhẹn, đảm đang và hiểu biết, nhưng một mình mẹ lo cho 5 miệng ăn, tiền thuốc thang thường xuyên của 2 người bệnh khiến gia đình ngày càng lâm vào cảnh khó khăn.

Việc học đành bỏ giữa chừng, may nhờ trời phú cho chất giọng ca Huế đầm ấm để có điều kiện kiếm tiền phụ mẹ lo cho gia đình. Đã đành khổ là vậy, mới 18 tuổi cô em gái lại vội lấy chồng, lần lượt sinh liên tiếp 2 đứa con xong thì muốn làm lại cuộc đời, bỏ xứ ra đi giao tụi nhỏ cho dì chúng. Ngang đó thì vì bận bịu gia đình tôi ít khi gặp nó, mỗi lần chợt nhớ đến chỉ biết tặc lưỡi “con bé có số phận gian truân”. Nào ngờ, mới đây khi nghe tin gia đình tôi có chuyện buồn, nó lọ mọ tìm đến nhà, mắt rơm rớm “Em biết tin muộn”. Rồi từ đó, cứ cuối tuần lại đến chở đi ăn sáng, uống cà phê để an ủi.

Quả tình tôi đã được an ủi nhiều phần khi nghe kể về chặng đường nó đã vượt qua thời gian chúng tôi xa nhau. Trước khó khăn của cuộc sống, khi mọi người nghĩ với nó chỉ cần kiếm đủ tiền giúp gia đình đã là giỏi lắm rồi nên không mấy ai hy vọng nó sẽ có tương lai tốt. Nhưng ngày tháng trôi qua, nó cũng từng bước từng bước tìm hướng đi cho mình. Tối theo các đoàn hát, ngày thu xếp việc nhà rồi tranh thủ đi học. Tốt nghiệp trường nghề, nó thi vào Khoa Âm nhạc Trường đại học Sư phạm; ra trường cũng rong ruổi khắp nơi, ở đâu cũng luôn siêng năng, thể hiện hết nhiệt huyết với công việc nên cũng dần tạo uy tín với đồng nghiệp. Bây giờ thì nó đang công tác tại một trường trung học cơ sở của tỉnh. Vẫn chăm sóc gia đình lớn, nhưng vẫn tạo dựng cho mình một gia đình đầy đủ, là mẹ của hai đứa con kháu khỉnh, ngoan hiền. Nó tự hào: “Nhỏ em gái em bôn ba khắp nơi rồi cũng nhận ra cách sống của chị mới có tương lai tốt. Từ ngày trở về, nó ổn định cuộc sống cùng gánh vác gia đình, hai chị em chân trong chân ngoài nên kinh tế gia đình giờ cũng khá rồi”.

Bây giờ, tôi cũng bắt đầu mong đến cuối tuần để được trò chuyện cùng nó, như là cách để tiếp thêm năng lượng tích cực để vượt qua những ngày chông chênh.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị lực của chị Hàng

Từ một người rụt rè, tự ti, chị Đỗ Thị Hàng (Phú Lộc) đã tìm cho thấy cho mình bến đỗ bình yên. Trên hành trình gian nan ấy, chị đã cùng đồng hành, sẻ chia và tiếp thêm tự tin cho những người chung cảnh ngộ mất đi thị lực.

Nghị lực của chị Hàng
Đêm hội Trăng rằm cho học sinh A Lưới

Tối 8/9 tại Nhà văn hóa xã Hồng Thượng (A Lưới) UBND huyện A Lưới tổ chức chương trình Đêm hội Trăng rằm cho các em học sinh Trường tiểu học Hồng Thượng.

Đêm hội Trăng rằm cho học sinh A Lưới
Nghị lực chiến thắng bệnh tật

Do bị COVID-19 nên bệnh viện chỉ cho một người nhà vào chăm. Người nhà không được phép đi ra khỏi cổng bệnh viện, nên chị báo cơm ở khoa dinh dưỡng.

Nghị lực chiến thắng bệnh tật
Thích nghi với hoàn cảnh

Sau nhiều năm gặp được bạn là điều không dễ, thì hơn năm nay, Tùng Anh ghé chơi nhà tôi thường xuyên hơn.

Thích nghi với hoàn cảnh
May mắn và nghị lực giúp Nhung đỗ đại học

Gặp chúng tôi, Nguyễn Phạm Thị Nhung, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cứ cười suốt. Nụ cười tươi tắn trên khuôn mặt thánh thiện làm mọi người vui lây. Em vừa đỗ vào Trường đại học Ngoại ngữ Huế vối số điểm khá cao: 24,65.

May mắn và nghị lực giúp Nhung đỗ đại học
Return to top