ClockThứ Ba, 08/05/2018 06:00
THÍ ĐIỂM SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG BẰNG CÔNG NGHỆ MỚI:

Nghi ngại chất lượng

TTH - Vừa được thí điểm thảm nhựa bằng công nghệ Micro Surfasing xong, tuyến Quốc lộ 49 (QL49) đi qua địa bàn thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) đã bộc lộ những “yếu điểm”.

Thảm nhựa dự án chỉnh trang cửa ngõ phía BắcThí điểm thảm nhựa lớp 2Hơn 22 tỷ đồng chỉnh trang, thảm bê tông nhựa 13 tuyến đường TP Huế

Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế đã yêu cầu đơn vị thi công kẻ vạch sơn nhằm đảm bảo an toàn giao thông

Lo chất lượng

Công trình sửa chữa mặt đường bằng công nghệ Micro Surfasing trên đoạn Km0+00 đến Km4+00; sửa chữa hoàn trả hạng mục công trình phụ trợ trên tuyến QL49 vừa hoàn thành cuối tháng 4/2018. Đây là đoạn tuyến đầu tiên trên địa bàn tỉnh được thí điểm sửa chữa mặt đường bằng công nghệ Micro Surfasing. Tuy nhiên, sau quá trình thi công, chỉ mới khai thác một thời gian ngắn, mặt đường đã bộc lộ những bất cập khiến người dân lo lắng chất lượng công trình.

Cụ thể, trên tuyến QL49 đoạn từ cầu Diên Trường đến cầu Thuận An xuất hiện khá nhiều điểm mặt đường mấp mô do chênh lệch độ cao giữa mặt đường cũ và điểm thảm mới, giữa hai điểm thảm mới nằm cạnh nhau. Đặc biệt, đoạn qua đường Kinh Dương Vương-khu vực khá đông dân cư và phương tiện đi lại đến cầu Thuận An, xuất hiện nhiều điểm mặt đường xấu. Dường như lớp nhựa bị “trôi” để lộ lớp đá gắn với mặt đường. Một số điểm hai bên đường dẫn lên cầu Thuận An lớp đá bị bong nhẹ, trông nham nhở.

Anh Đặng Văn Quắc, một tài xế xe tải cho biết: “So với mặt đường cũ, đường mới thảm nhám hơn, các điểm mấp mô nhiều khiến xe khó lưu thông hơn”.

Ông Dương Quang Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế (đơn vị nhận sửa chữa, bảo trì tuyến đường) thông tin, thảm mặt đường bằng công nghệ Micro Surfasing là công nghệ tạo nhám, không trơn trượt như mặt đường khi thảm bằng bê tông nhựa thông thường. Tình trạng xuất hiện các điểm ghồ ghề có thể do cao độ mặt đường cũ và mới không đảm bảo. Công ty đã yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng sơn, kẻ vạch đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

Mặt đường không chịu lực

Ông Đặng Nguyễn Ngọc Linh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đường bộ 2.6 (đại diện chủ đầu tư) cho biết, công trình sửa chữa QL49 gồm hai phần: sửa chữa các điểm hư hỏng cục bộ và các hạng mục phụ trợ trước khi thảm do Công ty CP Đầu tư và TVXD Dũng Nam đảm nhiệm và phần thảm lại mặt đường bằng công nghệ Micro Surfasing do Công ty CP ELSAMES Việt Nam thi công.

Công trình sửa chữa mặt đường bằng công nghệ Micro Surfasing trên đoạn Km0+00 đến Km4+00; sửa chữa hoàn trả hạng mục công trình phụ trợ trên tuyến QL49 do Chi cục Quản lý đường bộ 2.6 (Cục Quản lý đường bộ II, Bộ GTVT) làm đại diện chủ đầu tư, liên danh nhà thầu Công ty CP ELSAMES Việt Nam và Công ty CP Đầu tư và TVXD Dũng Nam làm đơn vị thi công với tổng kinh phí 5,7 tỷ đồng.

Đây là công nghệ mới từ nước ngoài, do kỹ sư người Ấn Độ phụ trách. Phương pháp này chỉ phủ một lớp nhựa mỏng (1cm) lên trên bề mặt đường cũ. Tác dụng của lớp phủ bề mặt này như “chiếc áo” làm tăng độ nhám, chống trơn trượt trên kết cấu mặt đường và chống thấm nước giúp công trình bền hơn.

Để thảm đường theo công nghệ này, đơn vị thi công sử dụng máy “phối trộn” tự động do công ty cung cấp gồm các vật liệu bột đá, khoáng... Máy tự cân đối để phối trộn và rải nhựa trong quá trình thi công. Ưu điểm của công nghệ này là sau thi công 2 giờ đồng hồ, phương tiện có thể lưu thông được, với giá thành rẻ hơn nhiều so với thi công bê tông nhựa thông thường (khoảng 5,7 tỷ đồng cho 4km).

Ông Linh khẳng định trước khi thi công, chủ đầu tư đã thí điểm thử công nghệ này khoảng 200m tại phía Nam cầu Thuận An. Theo đánh giá của chủ đầu tư cũng như các đơn vị tư vấn thiết kế dự án, giám sát thi công đều đạt chất lượng mới tiến hành triển khai trên diện rộng.

Giải thích về tình trạng mặt đường bị “xảm”, mấp mô một số điểm, ông Linh cho rằng do thi công mặt lớp nhựa mới với ưu điểm kết cấu mặt đường bám hơn, chống thấm nước “nên mới thấy như thế”. “Các điểm nối giữa hai điểm thảm chênh nhau về độ cao do máy thảm bề ngang chỉ 3m, không thể thảm một lần là hết mặt đường được; vì đường mới thi công xong khoảng 10 ngày, sau khi khai thác một thời gian lớp nhựa này sẽ “đều” lại.

“Lớp phủ 1cm trên bề mặt khi thi công không lu lèn, có tác dụng chống thấm và cũng không chịu lực. Đây là công nghệ mới, chúng tôi đảm bảo chất lượng công trình”, ông Linh khẳng định.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Return to top