ClockChủ Nhật, 25/09/2016 05:52

Nghĩ về hoạt động thông tin

TTH - Ngành nào cũng cần đạo đức. Người ta gọi là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp có những điều luật hóa được nhưng có những điều không luật hóa được.

Ví như về đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam, có quy định thế này: “Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp”. Giả sử như người ta không giúp thì sao? Điều này không phạm luật nên không thể luật hóa. Nhưng nó rất cần cho quan hệ giữa người với người trong cuộc sống nói chung và trong mối quan hệ nói riêng. Thế nên mới cần những “cam kết” trong quan hệ nghề nghiệp.

Về hoạt động báo chí, gần đây, trên một số phương tiện truyền thông, có sự “cãi vã” giữa kênh truyền thông này và kênh truyền thông kia là đưa tin thiếu khách quan, trung thực. Thậm chí là sai về mặt bản chất. Ví dụ kênh truyền thông A nói kênh truyền thông B làm phóng sự về vụ phá rừng ở địa phương nọ là dàn dựng, không đúng sự thật; đơn vị truyền thông C đưa tin cây sứ trong di tích được bứng đi tặng cho một người nào đó nhưng đơn vị truyền thông D thì nói cây sứ vẫn được ươm dâm bảo quản; nguồn nước này có thông tin ô nhiễm thì người nói trầm trọng, người nói không trầm trọng…

Đến thời điểm này, những sự kiện trên chưa thấy có một cơ quan chức năng nào đứng ra bảo anh nào đúng anh nào sai, nhưng rõ ràng đã làm cho những người quan tâm hết sức lúng túng.

Đôi khi, việc tiếp cận được bản chất sự việc không hề dễ dàng; nhưng những người quan tâm đến sự kiện cũng thừa biết “một sự việc không thể có hai sự thật”. Nghĩa là có người đúng và người sai.

Ở đây chúng ta tạm bỏ qua chuyện đúng sai mà hãy quan tâm đến chuyện trung thực, khách quan trong hoạt động báo chí. Xem thử việc trung thực, khách quan nó cần như thế nào và ngược lại thì ảnh hưởng như thế nào.

Đối với hoạt động báo chí, sự khách quan và không khách quan ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội bởi chính vai trò quan trọng của nó trong đời sống xã hội. Đó là sức lan tỏa lớn. Đối với nhiều nước, họ quan niệm báo chí là “quyền lực thứ 4”. Ở Việt Nam thì không ai nói vậy mà nói rằng vai trò của báo chí rất quan trọng đối với đời sống xã hội.

Chính vì vai trò lớn như vậy nên những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí phải hết sức lưu ý về sự thông tin của mình. Phản ánh sự vật, hiện tượng, vấn đề, sự kiện… phải khách quan, trung thực. Nghĩa là làm cho mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề.

Nhưng cuộc sống thì muôn hình muôn vẻ. Trung thực chắc là nhiều người mong muốn nhưng không phải lúc nào và ở đâu cũng được. Trong quan hệ xã hội có rất nhiều mối quan hệ đa chiều và đa dạng tác động nên có khi, sự khách quan bị xô lệch. Cho nên rất cần ở nhà báo phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh.

Theo quan điểm cá nhân, muốn trung thực, khách quan cần những yếu tố sau:

Đó là niềm tự hào về nghề. Người ta hay nói thiên chức (thiên chức nghề y, nghề giáo, nghề báo…). Nghĩa là xã hội đã đề cao những nghề như vậy. Xã hội đã kỳ vọng thì anh phải đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Không thể nhà báo, nhà giáo, nhà y… làm bậy để kiếm lợi, thậm chí là kiếm sự quí trọng. Những người ý thức về nghề không bao giờ làm bậy.

Muốn khách quan phải học, phải đọc, phải lăn lộn với cuộc sống. Bởi có như thế mới biết sự kiện xảy ra như thế nào, cũng như biết so sánh, chọn lọc sự kiện. Đồng thời cũng cần một cơ chế minh bạch thông tin. Phim Việt không bằng các nền điện ảnh vượt trội nhưng cứ quy định như thế này, như thế kia thì vấn đề đã khác rồi. Đặt trong sự so sánh bao giờ cũng nhìn rõ mình hơn.

Hay dở là một việc, đúng sai lại là việc khác. Hay dở thì có khi dư luận xã hội điều chỉnh. Đúng sai có pháp luật điều chỉnh. Cái này thì anh có là “nhà” nào thì cũng như mọi người, đều bình đẳng trước pháp luật. Anh đưa tin không khách quan, không đúng sự thật là có pháp luật điều chỉnh. Điều này có lợi cho xã hội và cho cả hoạt động báo chí.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top