ClockThứ Năm, 08/09/2016 14:16

Nghĩ về tính tự lập của học sinh

TTH - Khai giảng năm học mới. Đọc câu chuyện của một doanh nhân sản xuất sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng sống ở TP Hồ Chí Minh.

Ông đã từng học một đại học danh tiếng ở Mỹ. Rồi viết mấy cuốn sách thu hút đông độc giả, chủ yếu là bày cho giới trẻ chuẩn bị các điều kiện hội nhập, khởi nghiệp, làm ăn… mới hay, con mình còn “ỷ lại” nhiều quá. Mà không chỉ riêng con mình, nói chung học sinh mình được gia đình bao bọc quá nhiều. Bản chất của vấn đề: nếu không tự lập sẽ dễ mất tự tin. Nếu không tự lập sẽ dễ mất động lực. Mà động lực là điều quan trọng nhất cho phát triển.

Tự lập sớm sẽ giúp học sinh tự tin hơn trên con đường phía trước (Ảnh mang tính ninh họa: Võ Nhân)

Ở đây phải chăng là vấn đề văn hóa. Mà văn hóa sinh ra từ đâu? Từ giáo dục, từ môi trường sống. Và cũng một phần từ các chính sách của một đất nước.

Ở các nước văn minh phát triển, học sinh đủ 18 tuổi đã tự lập. Không đợi đến 18 tuổi mà từ nhỏ, phần lớn trẻ em được tắm trong môi trường giáo dục tự lập, tự lo cho bản thân. Thói quen này sẽ hình thành và ngày càng mạnh mẽ theo thời gian. Trước, chưa hội nhập, thông tin chưa nhiều, chúng ta hay nghe ở một số nước phương Tây, bố mẹ muốn vào phòng của con phải xin phép, thấy lạ. Nay thì vấn đề này không còn lạ nữa. Nghĩa là từ nhỏ, bố mẹ đã trao cho con một  quyền nào đó. Ở đây là quyền riêng tư.

Khi đã đủ tuổi trưởng thành, nghĩa là hết phổ thông trung học, được nhà nước cho vay tiền để học. Học xong rồi ra trường đi làm có nghĩa vụ trả dần. Môi trường và văn hóa như vậy đã tạo cho lớp trẻ lo lắng, suy nghĩ, tự lập, có trách nhiệm với đời sống của mình.

Ở ta, từ nhỏ được bố mẹ nuôi nấng đã đành. Lớn lên thì lo đủ điều từ miếng cơm, manh áo, rồi học thêm học bớt, đưa đi đón về. Điều này không phải cá biệt mà phổ biến của xã hội. Cứ mỗi buổi sáng tựu trường và mỗi giờ tan trường, đứng ở cạnh các trường học chúng ta sẽ thấy rất rõ. Rồi lớn lên, khi đi thi đại học vẫn tiếp tục được các bậc bố mẹ dìu dắt. Trước đây mỗi lần thi đại học, thành phố đông lên bất thường cũng cho thấy điều này. Học đại học phần lớn là bố mẹ phải nuôi (số vừa học vừa làm thêm không nhiều). Ra trường, thậm chí bố mẹ phải đi xin việc. Tạo điều kiện cho xe cộ, nhà ở. Người càng khá giả càng lo cho con nhiều. Tư tưởng “sống vì con” dường như đã ăn sâu trong phần lớn mỗi người làm cha làm mẹ. Phải chăng đây là văn hóa phương Đông?

Hai cách giáo dục và lo lắng cho con cái khác nhau sinh ra hai hệ quả khác nhau .

Trước tiên là vấn đề đời sống, chất lượng sống của thế hệ. Với các nước phát triển, con đến 18 tuổi rồi con tự lập đấy nhé, tự phấn đấu chăm lo cho cuộc sống của mình. Thế là bố mẹ có thời gian rảnh hơn, có tiền tích lũy được nhiều hơn. Thế họ mới có điều kiện làm việc tốt hơn trong thời gian làm việc, có điều kiện để đi du lịch biết đây biết đó, có thời gian để chăm lo bản thân mình. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, ai cũng tự lo và ai cũng

Còn với chúng ta. Chúng ta hình dung nó như một biểu đồ chồng lấp lên nhau. Thế hệ trước lo thế hệ sau đến gần cuối đời. Rồi thế hệ sau lại lặp lại cái quy trình ấy. Hai cách lo sinh ra hai cách sống khác nhau, và dĩ nhiên chất lượng cuộc sống cũng khác nhau. Họ thong dong, còn mình thì bận bịu lo toan con cháu.

Thứ hai là về tạo động lực cho thế hệ sau. Cách nuôi dạy con của chúng ta đã phần nào làm giảm động lực phấn đấu, làm giảm tính tự lập của thế hệ sau. Thì chúng ta thấy, đã 18 tuổi rồi, đã chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học rồi, nhưng có mấy bạn từ chối bố mẹ đưa đi thi (trước đây). Rõ ràng tính tự lập của tuổi trẻ không có hoặc giảm đi. Như trên đã nói, những ai đã không tự lập thì khó mà tự tin được.

Nói đi cũng phải nói lại. Về môi trường, các nước văn minh phát triển có điều kiện để tuổi trẻ tự lập hơn ta. Ví dụ chuyện cho vay để sinh viên đi học. Khởi nghiệp nếu có ý tưởng hay thì các quỹ đầu tư sẵn sàng bỏ tiền vào. Ta cũng có nhưng vì điều kiện nên chưa được như họ. Ví dụ như Chính phủ cũng có cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay tiền đi học, đây là một cố gắng lớn của Chính phủ, mang ý nghĩa nhân văn trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp. Nhưng xét ở một bình diện rộng hơn, chính sách này vẫn làm cho một bộ phận lớn sinh viên dựa dẫm vào gia đình. Mà gia đình thì như trên đã nói, thường là “bao bọc” nhiều thứ cho con em.

Nêu vấn đề như vậy để nói rằng, muốn tạo động lực cho thế hệ trẻ tự lập vươn lên, cần phải thay đổi hai vấn đề. Thứ nhất là quan niệm. Điều này đã trở thành nếp nghĩ chung thì không dễ gì thay đổi trong ngày một ngày hai. Nhưng trong xã hội nó đã cho thấy nhiều mầm mống, chúng ta có thể thấy điều này ở các thành phố lớn, thành phố năng động, quan niệm cứ thả con vào môi trường để nó tự lập sớm trở nên phổ biến hơn. Thứ hai là Chính phủ cũng cần có chính sách cho thế hệ trẻ tự lập. Có thể hôm nay chưa làm được nhưng phải đặt ra mục tiêu cho một tương lai sớm hơn. Có thể hy sinh một số mục tiêu để dành cho mục tiêu tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển. Nếu nghĩ rằng, chỉ cần một thế hệ biết tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân mình là quan trọng cho sự phát triển thì chúng ta sẽ có nhiều giải pháp.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Return to top