ClockThứ Tư, 24/01/2018 22:00

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu sàng lọc bệnh thalassemia

TTH - Đề tài có tên đầy đủ là “Nghiên cứu kỹ năng sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, do Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì và PGS.TS. Nguyễn Duy Thăng chủ nhiệm, thực hiện từ năm 2015 đến nay.

Nghiệm thu “Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Văn hóa”Nghiệm thu các đề án thiết kế cải tiến mẫu mã

Thalassemia là bệnh lý di truyền đơn gene phổ biến nhất trên thế giới, gây thiếu máu và tan máu trên lâm sàng. Hiện nay, một số bệnh viện phía Bắc và phía Nam đã tiến hành sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, trong khi ở miền Trung vẫn còn hạn chế. Thông qua đề tài, nhóm nghiên cứu thực hiện 3 mục tiêu: Xác định tỷ lệ và kiểu hình huyết học của các kiểu gene thalassemia ở phụ nữ mang thai và chồng; xác định bất thường gene thalassemia ở thai nhi có bố và mẹ mang genen bệnh; đánh giá kỹ năng sàng lọc bệnh thalassemia của cán bộ y tế. Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài, nhất là tính nhân văn, tính thực tiễn và khả năng chuyển giao công nghệ về các cơ sở y tế.

THU THỦY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Khám sàng lọc Glôcôm cho gần 1.000 người

Chiều 11/3, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Trung tâm Mắt của đơn vị sẽ tổ chức khám sàng lọc glôcôm cho gần 1.000 người. Đây là hoạt động ý nghĩa, nhân văn diễn ra từ 11 đến 17/3 nhân “Tuần lễ Glôcôm thế giới”. ​

Khám sàng lọc Glôcôm cho gần 1 000 người
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Return to top