ClockThứ Năm, 03/05/2018 20:42

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu về hệ sinh thái gò, đồi ngầm ven biển

TTH - Đề tài “Đánh giá tiềm năng nguồn lợi và bảo tồn hệ sinh thái gò, đồi ngầm vùng biển ven bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, do Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện đã được Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu vào sáng 3/5.

Đề tài đánh giá các đặc trưng cơ bản về môi trường, bản chất hệ sinh thái và nguồn lợi của hệ sinh thái gò, đồi ngầm; đồng thời, đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ hệ sinh thái này. Sau hai năm thực hiện, đề tài đạt được những kết quả nổi bật: đánh giá nguồn gốc hình thành các gò, đồi ngầm vùng biển Thừa Thiên Huế; lập hồ sơ phân bố các gò, đồi ngầm ven bờ; đưa ra bộ số liệu mới và khá toàn diện về hiện trạng đa dạng sinh học ở ba khu vực trọng điểm phân bố gò, đồi ngầm; đánh giá được mối cân bằng trong nội tại của hệ sinh thái; bước đầu đánh giá trữ lượng, khả năng khai thác nguồn lợi, lượng giá trị của hệ sinh thái... Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về nguồn lợi và bảo tồn hệ sinh thái gò, đồi ngầm ở vùng biển Thừa Thiên Huế và được Hội đồng đánh giá cao về giá trị khoa học mà đề tài đóng góp.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Return to top